Lượt xem: 4
Đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài “Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao trái và liều lượng phân Canxi Chlorua (CaCl2) đến chất lượng trái vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng”
Ngày 11/9/2024 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp Tổ Chuyên viên đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài “Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao trái và liều lượng phân Canxi Chlorua (CaCl2) đến chất lượng trái vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ. Tổ Chuyên viên đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài đạt hiệu quả khá.

Đề tài “Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao trái và liều lượng phân Canxi Chlorua (CaCl2) đến chất lượng trái vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng chủ trì thực hiện. Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành cấp tỉnh đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu. Năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao quyền sử dụng kết quả của đề tài cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đồng thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai, sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài.

Để làm cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài “Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao trái và liều lượng phân Canxi Chlorua (CaCl2) đến chất lượng trái vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” sau khi nghiệm thu, Sở Khoa học và Công nghệ đã thành lập Tổ Chuyên viên do ông Dương Vĩnh Hảo - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Tổ trưởng để tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài thông qua Phiếu đánh giá hiệu quả (Phiếu đánh giá có 12 chỉ tiêu chính và đã được Tổ Chuyên viên đóng góp hoàn chỉnh trước khi tổ chức đánh giá). Đồng thời, Tổ Chuyên viên đã đi khảo sát hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài tại Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thắng và Hợp tác xã nông nghiệp Lộc - Mãi thuộc huyện Kế Sách.

Từ khi đề tài được nghiệm thu cho đến nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế sách đã tiếp tục xây dựng 03 mô hình nhân rộng và tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông dân. Ngành nông nghiệp huyện Kế Sách phối hợp cùng với các địa phương và các hợp tác xã tổ chức được 16 lớp tập huấn và 01 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình, có 543 nông dân tham dự, với nội dung chuyển giao quy trình sản xuất quản lý dịch hại trên cây vú sữa áp dụng biện pháp bao trái và thời gian bao trái thích hợp cũng như việc sử dụng phân canxi để tăng chất lượng trái. Bên cạnh đó còn hướng dẫn nông dân ứng dụng biện pháp kỹ thuật xử lý rải vụ nhằm tăng giá trị sản phẩm, duy trì chuỗi liên kết đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính đến tháng 12/2023 có 1.424 ha diện tích trồng vú sữa có áp dụng biện pháp bao trái, chiếm 64% trên tổng diện tích trồng vú sữa, trong đó, có 312 ha diện tích trồng vú sữa có sử dụng phân canxi.

Việc thông tin tuyên truyền về kết quả của đề tài được thực hiện khá tốt. Kết quả thực hiện đề tài đã được đăng trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh; Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng. Giải pháp “Mô hình canh tác sử dụng phân bón Canxi Chlorua (CaCl2) có hiệu quả để hạn chế tình trạng nứt trái, chạy chỉ trên trái vú sữa tím” đã đạt giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII, năm 2022 - 2023 và đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen tại Quyết định số 3351/QĐ-UBND ngày 22/12/2023. Đồng thời, giải pháp này cũng đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Bằng Lao động Sáng tạo tại Quyết định số 779/QĐ-TLĐ ngày 15/4/2024.

Nhìn chung, việc triển khai sử dụng, nhân rộng kết quả của đề tài phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất của nông dân. Quy trình bao trái vú sữa và quy trình bón phân canxi đơn giản, nhà vườn dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao, từ khi đề tài nghiệm thu đến nay có trên 60% diện tích trồng vú sữa có sử dụng quy trình. Khi triển khai các mô hình nhân rộng kết quả của đề tài ở huyện Kế Sách, được nhiều địa phương, hợp tác xã và nông dân đồng thuận, tích cực tham gia.

Các nhà vườn đã đánh giá cao hiệu quả mang lại của việc ứng dụng quy trình để trồng vú sữa; lợi nhuận tăng thêm từ 45 - 110 triệu đồng/ha so với trước đây, do giảm được chi phí sử dụng thuốc, mức độ thiệt hại do ruồi đục trái gây ra giảm đáng kể, hạn chế được tình trạng nứt trái, chất lượng của trái vú sữa được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, việc áp dụng quy trình bao trái vú sữa, làm giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giúp cho lực lượng thiên địch phát triển, tạo sự cân bằng trong hệ sinh thái, góp phần phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững.

Mô hình bao trái vú sữa tím

Tác giả: Dương Hồng Nga

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thông báo - Hướng dẫn

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1480255
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.