Lượt xem: 690
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp; có tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước (2.615,6 nghìn hecta), chiếm 64,3% tổng diện tích đất cả vùng, so với bình quân chung cả nước là 34,8% (Niên Giám thống kê 2019).

Theo PGS.TS. Kha Chấn Tuyền - Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng sản xuất nông thủy sản vùng ĐBSCL là quy mô, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa chỉ nằm ở một số khâu trong hoạt động sản xuất cây có múi (bưởi, chanh), trong đó chủ yếu là công đoạn chuẩn bị đất trồng, chăm sóc cây; tỷ lệ nhỏ các nông hộ sử dụng một số máy móc ở khâu vận chuyển; các hoạt động như thu hoạch, lưu trữ, bảo quản hầu như không được quan tâm đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ; tỷ lệ hộ áp dụng máy móc trong các khâu sản xuất tôm và cá còn hạn chế. Còn về thực trạng chế biến nông thủy sản ở vùng ĐBSCL, theo 05 nhóm tiêu chí đánh giá quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các doanh nghiệp đạt điểm mạnh tại các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất (mức độ khấu hao thiết bị, công nghệ; tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất; tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm của dây chuyền công nghệ sản xuất); các tiêu chí về đánh giá hiệu quả khai thác công nghệ; đánh giá năng lực tổ chức, quản lý và đánh giá năng lực nghiên cứu, phát triển ở mức trung bình thấp đến trung bình.

Để ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản các sản phẩm thực phẩm ở vùng ĐBSCL có giá trị kinh tế cao, PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số công nghệ sấy tiên tiến như: (1). Công nghệ sấy bơm nhiệt (Công nghệ sấy lạnh): Sấy lạnh ở nhiệt độ thấp từ 35oC ÷ 45oC nên sản phẩm sau khi sấy có chất lượng tốt, tổn thất về mặt dinh dưỡng khoảng 12-15%; (2). Công nghệ sấy chân không nhiệt độ thấp: Bảo toàn hầu như nguyên vẹn các tính chất của thực phẩm như tính chất sinh học, hương vị, màu sắc,…; áp suất môi trường sấy (4,58-60) mmHg, nhiệt độ môi trường sấy thấp từ 25 đến 55oC; (3). Công nghệ sấy bằng bức xạ hồng ngoại và sấy đối lưu có khử khuẩn bằng tia UV: Giá trị cốt lõi của công nghệ và thiết bị sấy tự động điều khiển bằng IoT luôn làm hài lòng và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, hệ thống sấy được chế tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp; (4). Công nghệ sấy thăng hoa: Đây là một trong những phương pháp sấy cho chất lượng sản phẩm tốt nhất; thành phẩm của quá trình sấy thăng hoa có nhiều tính ưu việt hơn, bảo toàn được các tính chất và thành phần dinh dưỡng tự nhiên của sản phẩm và thời gian bảo quản dài lâu khi ẩm độ đạt yêu cầu; (5). Công nghệ sấy bằng hiệu ứng nhà kính: Kết cấu nhà mái vòm bằng tấm kính lợp polycarbonate, sử dụng năng lượng từ bức xạ mặt trời xanh sạch, chi phí thấp, tách ly với côn trùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; (6). Công nghệ chiên chân không: Nhiệt độ dầu chiên có thể điều chỉnh từ 80oC đến 150oC; áp suất có thể điều chỉnh trong khoảng từ 10mmHg đến 100mmHg. Sản phẩm chiên chân không có màu sắc đẹp làm tăng giá trị cảm quan, tăng khả năng thương mại.

Nhằm giới thiệu hoạt động và kết quả nghiên cứu; thảo luận về các chuyên đề nghiên cứu và định hướng nghiên cứu sắp tới. Sáng ngày 30/3/2021 tại Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo (CT2020.01) tổ chức Hội thảo khoa học lần 1 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, với sự tham dự của hơn 150 đại biểu từ các Viện nghiên cứu, Trường đại học; các Sở, ban ngành; công ty, doanh nghiệp trong và ngoài khu vực ĐBSCL.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày 12 báo cáo tại phiên toàn thể và hai tiểu ban (Cây có múi và Thủy sản). Các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên từ các Trường đại học, các Viện nghiên cứu, các Sở, ban ngành cũng như các doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông thủy sản, tập trung vào quả có múi và tôm, cá. Đây cũng là dịp để tăng cường mối quan hệ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà sản xuất nhằm thúc đẩy các hợp tác nghiên cứu về phát triển bền vững vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Nhân dịp này, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành ký kết Thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Thực phẩm Phạm Nghĩa trong liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm và chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.

 Tác giả: Đặng Thị Kim Tuyến

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1264531
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.