Lượt xem: 2884
Nghiên cứu sự hiện diện của Tricyclazole và các hoạt chất cấm trong sản xuất lúa hữu cơ tại tỉnh An Giang
Trong sản xuất lúa thông thường người nông dân quan tâm nhất là dịch hại sâu bệnh giai đoạn lúa bắt đầu trổ bông. Giai đoạn này nông dân sẽ phun nhiều thuốc phòng trừ, nhất là đối với bệnh nấm đạo ôn (còn gọi là bệnh cháy lá - do nấm Pyricularia grisea Sacc., trước kia còn gọi là Pyricularia oryzae Cav.; giai đoạn sinh sản hữu tính gọi là Magnaporthe grisea) gây hại trên lá lúa và trên cổ bông gây thất thu. Ngoài ra giai đoạn này còn có các bệnh nấm, vi khuẩn khác như bệnh lem lép hạt, vàng lá… Có nhiều loại thuốc hóa học phòng trị bệnh nấm nói chung và bệnh cháy lá. Tuy nhiên, loại thuốc trị nấm bệnh và bệnh đạo ôn có chứa hoạt chất Tricyclazole được nông dân dùng rất phổ biến hiện nay. Tại sao nông dân Việt Nam nói riêng hay nông dân nhiều nước trồng lúa trên thế giới ưa dùng thuốc trừ nấm bệnh cho lúa nói chung hay trừ bệnh đạo ôn lúa nói riêng có hoạt chất Tricyclazole? Chúng ta nghiên cứu các công bố sau đây:

Theo tác giả Froyd, J.D. và ctv (1978), Tricyclazole [5-methyl-1,2,4-triazolo (3,4-b)benzothiazole] là một loại thuốc trừ nấm thế hệ mới cho phòng trừ bệnh nấm Piricularia orizae trên lúa. Thuốc hoạt động trong điều kiện cơ thể sống lớn hơn gấp 25-35 lần so với điều kiện trong ống nghiệm. Trên lúa, Tricyclazole phòng trừ bệnh đạt kết quả từ sự phân tích lưu tồn có hệ thống theo thứ tự phân tích rễ, hạt, và đất. Kết quả nghiên cứu đồng ruộng cho thấy sự hiệu quả và dài hạn phòng trừ bệnh đạo ôn (P. orizae) đạt được theo thứ tự từ phun lên lá, xử lý áo hạt và phun ướt đất trong lô lúa cấy và ngâm rễ lúa trước khi cấy. Tác giả kết luận rằng sự hiệu quả của Tricyclazole bằng các phương pháp áp dụng khác nhau cung cấp một giải pháp tốt cho kiểm soát bệnh trên lúa sạ thẳng và lúa cấy.

Một nghiên cứu khác của Thai Khanh Phong và ctv, (2009), cho rằng tính trạng và sự vận chuyển của hai loại thuốc Tricyclazole và Imidacloprid trên ruộng lúa sau khi bón vào hộp mạ đã được nghiên cứu. Mẫu nước và mẫu đất bề mặt được thu thập trong khoảng thời gian 35 ngày (sau khi gieo). Mức độ phân hủy của 2 hoạt chất hóa học này từ trong nước và đất cũng được đo lường. Sự phân hủy của hai loại thuốc trừ sâu từ nước lúa có thể được mô tả bằng phương pháp động học bậc nhất.

Trong đất, chỉ có sự phân giải nồng độ của Imidacloprid được phù hợp đối với động học bậc nhất đơn giản, trong khi nồng độ Tricyclazole dao động cho đến cuối thời kỳ giám sát. Giá trị thời gian bán hủy trung bình (DT50) cho Tricyclazole lần lượt là 11,8 ngày trong nước lúa và 305 ngày trong đất bề mặt được phân tích. Trong khi các giá trị tương ứng của Imidacloprid lần lượt là 2,0 và 12,5 ngày trong nước và trong đất bề mặt. Dưới 0,9% của Tricyclazole và 0,1% Imidacloprid bị mất qua dòng chảy trong suốt thời gian theo dõi thậm chí với lượng mưa chỉ dưới 6,3 cm. Công thức thuốc trừ sâu (của hai loại này) qua nghiên cứu này cho thấy bị ảnh hưởng bởi tình trạng môi trường của những loại thuốc trừ sâu này. ở đây có nghĩa là trong nước chảy thời gian phân hủy của thuốc nhanh hơn so với trong đất bề mặt. Và tùy loại mà phân hủy nhanh hay chậm, trong đó, Tricyclazole rất lâu, gần 1 năm mới phân hủy.

Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế (EU, USDA, JAS) của nhóm nhà khoa học Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI), qua đó đánh giá sự hiện diện của Tricyclazole và các hoạt chất cấm trong sản xuất lúa hữu cơ tại tỉnh An Giang đã ghi nhận có 16 hoạt chất hóa học (trong tổng số tối đa là 902 chất kiểm tra theo tiêu chuẩn an toàn hữu cơ) với tần số hiện diện và tỷ lệ nhiễm so với tổng số mẫu mỗi đợt kiểm tra trong 5 năm, từ năm 2019-2021 như sau:  1. Tricyclazole (11, 73%); 2. Chlorpyrifos (-ethyl) (7, 47%); 3. Hexaconazole (6, 40%); 4. Isoprothiolane (6, 40%); 5. Propiconazole (6, 40%); 6. Chlorfenopyr (6, 40%); 7. Difenoconazole (5, 33%); 8. Cypermethrin (3, 20%); 9. Azoxystrobin (3, 20%); 10. Paclobutazole (2, 13%); Các hoạt chất từ 11. Niclosamide; 12. Chlorfenson; 13. Fipronil ; 14. Fipronil desulfinyl; 15. Fenoxanil và 16. Metalaxyl đều có chung tần số hiện diện và tỷ lệ nhiễm so với tổng số mẫu kiểm tra bằng nhau là (1, 7%). Trong đó, Tricyclazole nổi cộm nhất (73% hiện diện) và các chất 11. Niclosamide; 12. Chlorfenson; 13. Fipronil; 14. Fipronil desulfinyl; 15. Fenoxanil và 16. Metalaxyl hiện diện với tần số rất thấp (7%).

Trong tổng số 16 hoạt chất thuốc hóa học hiện diện trong 5 năm theo dõi trong vùng sản xuất lúa hữu cơ thì phân ra thuốc trừ bệnh có 07 hoạt chất trừ bệnh; 01 hoạt chất trừ ốc; 07 hoạt chất trừ sâu, và có 01 hoạt chất điều hòa sinh trưởng.

Từ đó, nhóm tác giả có kết luận rằng kết quả nghiên cứu trong 5 năm đánh giá sự hiện diện của Tricyclazole và các hoạt chất cấm trong sản xuất lúa hữu cơ tại tỉnh An Giang là một thông tin khoa học rất có giá trị cho nhiều người quan tâm, nhằm đánh giá thực tế các hóa chất thường tồn lưu trong sản xuất lúa ở An Giang, đặc biệt cho sản xuất lúa hữu cơ nói riêng. Đồng thời làm cơ sở cho việc tiền đánh giá vùng nguyên liệu sản xuất lúa hữu cơ nhằm giảm rủi ro và giảm chi phí phân tích, đánh giá.

Tài liệu tham khảo:

- Froyd, J.D. , L.R. Guse, and Y. Kushiro. (1978). Methods of applying Tricyclazole for control of Pỷicularia Orizae on rice. Phytopathology  68: 818-822.

- Thai Khanh Phong & Dang Thi Tuyet Nhung & Takashi Motobayashi & Dang Quoc Thuyet & Hirozumi Watanabe, (2009). Fate and Transport of Nursery-Box-Applied Tricyclazole and Imidacloprid in Paddy Fields. Water Air Soil Pollut  202:3–12.

TS. Nguyễn Công Thành, Viện NC&PT Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI)

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1263387
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.