Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
Truy xuất nguồn gốc
không chỉ để doanh nghiệp có thể quản lý nội bộ và quản lý chất lượng tốt hơn
mà còn phù hợp với yêu cầu của nhiều thị trường khó tính.
Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu các quy định
của Việt Nam và quốc tế có liên quan đến
truy xuất nguồn gốc sản phẩm như:
1. Thông tư số
48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ NN&PTNT Quy định về kiểm tra,
chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
2. Thông tư số
03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2011 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy định về truy
xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
trong lĩnh vực thủy sản.
3. Thông tư số
74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ NN&PTNT Quy định về truy xuất
nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn. Đối
tượng áp dụng: cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật; và
động vật trên cạn.
4. Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn
gốc.
5. Quy định truy xuất
nguồn gốc của thị trường Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, Luật ban
hành để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm và thiết lập mức độ bảo
vệ của quốc gia, thể hiện rõ sự phân chia quyền lực, dựa trên cơ sở khoa học và
mang cách tiếp cận dựa trên rủi ro phòng ngừa. Một số luật và các quy định quan
trọng liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản nhập khẩu bao gồm:
Luật An ninh y tế, Luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, Luật sửa
đổi về ATTP, Đạo luật Nông trại (Farm Bill).
6. Quy định truy xuất
nguồn gốc của thị trường EU
Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật của Cộng đồng chung Châu Âu được chia thành 3 loại Quy định
(Regulation), Chỉ thị (Directives) và Quyết định (Decissions). Phần dưới sẽ xem
xét các văn bản này (chủ yếu là các quy định) dưới 5 khía cạnh cần thiết của hệ
thống truy xuất nguồn gốc là an toàn thực phẩm, bảo mật, chất lượng thực phẩm
và ghi nhãn, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển bền vững. Điển hình như: Quy
định EC số 178/2002 (gọi tắt là EC178) ngày 28/01/2002; Điều 18 quy định
về Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (hay truy nguyên nguồn gốc) như sau:
(1). Khả năng truy xuất
nguồn gốc của hàng hoá thực phẩm, thức ăn động vật, động vật để sản xuất thực
phẩm và tất cả những chất khác dự định đưa vào hoặc có khả năng được đưa vào
hàng hoá thực phẩm hay thức ăn cho động vật phải được thiết lập ở tất cả các
giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.
(2). Những người kinh
doanh lĩnh vực thực phẩm và thức ăn động vật phải có biện pháp để xác định được
tất cả những người đã cung cấp cho họ một hàng hóa thực phẩm, thức ăn cho động
vật và động vật để sản xuất thực phẩm hoặc tất cả các chất dự định đưa vào hoặc
có khả năng được đưa vào thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật.
Nhằm mục đích trên,
những người kinh doanh sử dụng các hệ thống hoặc thủ tục cho phép đưa ra thông
tin cần xác định theo yêu cầu cụ thể của Cơ quan có thẩm quyền.
(3). Những người kinh
doanh trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn động vật sử dụng những hệ thống và
thủ tục cho phép xác định các nhà máy mà sản phẩm của họ đã được chuyển tới.
Thông tin này sẽ được cung cấp theo yêu cầu cụ thể của các Cơ quan có thẩm
quyền.
(4). Hàng hoá thực phẩm
và thức ăn cho động vật đã được đưa ra thị trường của Cộng đồng hoặc sẽ được
dán nhãn mác hay được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy
xuất nguồn gốc, có sự trợ giúp của các giấy tờ hoặc thông tin phù hợp phải tuân
thủ đúng quy định được ghi trong các điều khoản cụ thể hơn.
(5). Các quy định nhằm
áp dụng những quy định của điều khoản này trong những lĩnh vực cụ thể có thể
được phê chuẩn theo đúng thủ tục được nêu tại Điều 58.
7. Quy định truy xuất
nguồn gốc của thị trường Nhật Bản
Quản lý truy xuất nguồn
gốc thực phẩm tại Nhật Bản được dựa trên Luật vệ sinh thực phẩm, Luật ATTP cơ
bản, Luật về Tiêu chuẩn và Ghi nhãn và các luật khác có liên quan. Một số quy
định tại Nhật Bản có liên quan đến truy xuất nguồn gốc: Luật ATTP cơ bản (The
Food Safety Basic Law), Luật ghi nhãn sản phẩm; Kiểm soát an toàn thực phẩm;
Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm; Hệ thống tiêu chuẩn nông
nghiệp Nhật Bản (JAS).
Như vậy, Hệ thống truy
xuất nguồn gốc phải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của chuỗi trong quá
trình sản xuất. Tất cả các giai đoạn phải thiết lập hệ thống/thủ tục để xác
định và lưu trữ thông tin về sản xuất sản phẩm (nhập vào và bán ra) theo yêu
cầu cụ thể của cơ quan thẩm quyền. Hàng hóa đưa ra thị trường phải được dán
nhãn bằng phương thức thích hợp để truy xuất được nguồn gốc (phù hợp với thủ
tục đã quy định).
Nếu doanh nghiệp chủ
quan bỏ qua quá trình tìm hiểu quy định, luật pháp có liên quan trước, lựa chon
những đơn vị cung ứng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của việc truy xuất nguồn gốc
khi triển khai sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy kéo theo liên quan đến giá trị thương
hiệu và sự tin tưởng của khách hàng với các sản phẩm trên thị trường. Khi đó,
không có khách hàng hay người tiêu dùng nào đặt niềm tin tuyệt đối vào một sản
phẩm có truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhưng không chắc chắn đáp ứng được những
quy định do Nhà nước và các tổ chức quốc tế đặt ra.
Tem
và phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì?
Truy xuất nguồn gốc sản
phẩm là việc doanh nghiệp minh bạch thông tin liên quan đến các sản phẩm như:
tên doanh nghiệp, giá thành, nơi sản xuất, địa chỉ phân phối... thậm chí là quá
trình chế biến, sản xuất từ khi là nguyên vật liệu cho đến thành phẩm. Công
nghệ thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phép con người sáng tạo,
ứng dụng rất nhiều hệ thống quản lý thông minh, hiện đại khác nhau và truy xuất
nguồn gốc sản phẩm là một trong số đó.
Tem và phần mềm quản lý
truy xuất nguồn gốc sảm phẩm là công nghệ giúp ích rất nhiều cho người tiêu
dùng nhất là khi vấn đề an toàn thực phẩm đang ở mức báo động như hiện nay. Một
mặt hàng nông sản đơn thuần có thể không thu hút người tiêu dùng nhưng nếu mặt
hàng đó được gắn tem truy xuất nguồn gốc thì hoàn toàn khác biệt bởi tính cạnh
tranh của chúng sẽ cao hơn rất nhiều.
Đây chính là một trong
số những điểm mạnh mà doanh nghiệp cần để xây dựng và gia tăng giá trị thương
hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nước ta rất giàu tài nguyên
nhưng lại có sản lượng xuất khẩu vô cùng thấp, điều này do các hộ nông dân còn
canh tác nhỏ lẻ, không đảm bảo được các tiêu chuẩn mà thị trường quốc tế đưa
ra.
Bởi vậy nếu doanh nghiệp
có thể kết hợp với nông dân để xây dựng lên chuỗi cung ứng toàn vẹn từ khâu đầu
tiên đến khâu cuối cùng thì chắc chắn thương hiệu sẽ có sự phát triển vượt bậc.
Không chỉ dừng lại ở nông sản mà tất cả các mặt hàng khác cũng có thể đưa truy
xuất nguồn gốc vào để kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp
nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ uy tín để đăng ký tem truy xuất nguồn gốc sản
phẩm, tránh những địa chỉ ảo trên mạng khiến nguồn vốn phải bỏ ra trở nên vô
ích.
Tem truy xuất nguồn gốc
không chỉ giúp minh bạch thông tin cho người tiêu dùng mà còn được tích hợp
tính năng của tem chống hàng giả để doanh nghiệp có
thể tăng cường kiểm soát và quản lý tất cả các mặt hàng của mình trước vấn nạn
hàng giả, hàng nhái.
|
|
|
Một số hình ảnh về tem truy xuất nguồn gốc do
các công ty phần mềm cung cấp
|
Lợi
ích khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc
Cung cấp đầy đủ thông
tin sản phẩm đến người dùng: Những thông tin đơn thuần trên bao bì tương tự như
các sản phẩm khác không tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, vì thế khi đưa
tem truy xuất sản phẩm vào chắc chắn người tiêu dùng sẽ có cái nhìn khác về sản
phẩm.
Dễ dàng truy xuất thông
tin sản phẩm mọi lúc mọi nơi: Không mất nhiều thời gian mà vẫn nhận được thông
tin cần thiết liên quan đến sản phẩm mình lựa chọn ở bất cứ địa điểm nào chính
là cách mà doanh nghiệp có thể gia tăng thêm lượng khách hàng trung thành cho
mình.
Tạo dựng lòng tin cho
người tiêu dùng: Nếu biết sản phẩm của mình có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu thì
chắc chắn người tiêu dùng sẽ đặt lòng tin của mình vào sản phẩm đó chứ không
phải những sản phẩm mập mờ về nguồn gốc, thông tin.
Nâng cao vị thế cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế: Một doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng
trên thị trường chắc chắn sẽ có được vị thế cạnh tranh, thậm chí có thể vươn
đến những vị trí cao hơn.
Quảng bá sản phẩm, thúc
đẩy tăng doanh số bán hàng: Người tiêu dùng tin tưởng, sản phẩm chất lượng và
thu hút nhiều đối tác thì không có lý do nào doanh nghiệp của bạn không thể gia
tăng được thị phần hay doanh số.
Lựa
chọn đơn vị cung ứng dịch vụ?
Hiện tại có khá nhiều
cách khác nhau để xem truy xuất nguồn gốc nhưng nó thường được chia làm phương
thức chính: chuỗi truy xuất nguồn gốc và truy xuất nguồn gốc nội bộ.
Với chuỗi truy xuất
nguồn gốc bạn có thể xem được lịch sử thu mua nguyên liệu và các bộ phận gia
công, phân phối, bán hàng để có thể truy xuất ngược thông tin. Các nhà sản xuất
có thể giám sát các nơi sản phẩm của họ đã được giao, trong khi người tiêu dùng
cũng có thể hiểu được sản phẩm họ cầm trên tay đến từ đâu, đã trải qua các công
đoạn gì? Điều này cực kỳ hiệu quả với các nhà sản xuất với lợi ích điều tra
nguyên nhân cũng như hỗ trợ thu hồi sản phẩm khi có các sự cố bất ngờ với sản
phẩm của họ. Người tiêu dùng cũng có thể dùng điều này như một tiêu chuẩn để
chọn mua được những sản phẩm đáng tin cậy, mà không cần lo lắng.
Công cụ truy xuất nguồn
gốc nội bộ sẽ theo dõi sự di chuyển của các bộ phận/sản phẩm trong một khu vực
cụ thể giới hạn trong một chuỗi cung ứng. Ví dụ: Một hợp tác xã sản xuất
vú sữa thu mua trái vú sữa từ các xã viên cung cấp và phân loại, đóng gói. Quản
lý và sử dụng lịch sử và kiểm tra sản xuất kết quả của các xã viên hợp tác xã
cũng có thể coi là nguồn gốc nội bộ.
Các
thông tin cần có khi truy xuất nguồn gốc: Để truy xuất nguồn gốc
hàng hóa nhà cung cấp, sản xuất cần cung cấp đầy đủ những thông tin: về hình ảnh, giá cả, liên hệ, nơi sản xuất tới
người tiêu dùng; về thời
điểm sản xuất, cung ứng hàng hóa trên thị trường; về giai đoạn nuôi trồng, chế biến để hoàn thành
sản phẩm.
Thông thường, để thực
hiện một quy trình truy xuất hàng hóa, nhà cung cấp phần mềm sẽ tiến hành theo
quy trình sau:
Tiến hành khảo sát thông
tin về quy mô sản xuất từ trại giống,... đến nơi chế biến, vận chuyển
và khi sản phẩm được sản xuất hoàn thiện ra thị trường. Đồng thời sẽ theo dõi
sát từng quá trình, công đoạn để hình thành sản phẩm đảm bảo cung cấp những
thông tin tới khách hàng chính xác cụ thể.
Tiến hành lên quy trình
truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc người tiêu dùng
cần biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình sản xuất, chế biến
và phân phối.
Xây dựng biểu mẫu truy
xuất nguồn gốc: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng biểu mẫu để giúp thu thập các thông
tin sản xuất, nguyên liệu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ các biểu mẫu này
sẽ giúp cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho các bên cung cấp sản phẩm.
Thiết kế phần mềm truy
xuất nguồn gốc: Theo đúng quy trình và biểu mẫu truy xuất nguồn gốc đã xây dựng
của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Người sản xuất nhập đầy đủ các thông tin
(bằng chữ hoặc hình ảnh thực tế) cung cấp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý
chất lượng sản phẩm hàng hóa gửi tới khách hàng.
Công
nghệ Blockchain có đặc điểm là không thể thay đổi, bảo mật gần như tuyệt đối.
Chính vì thế, nếu áp dụng công nghệ này vào việc chứng thực nguồn gốc hàng hóa
sẽ rất minh bạch và có độ tin cậy cao, Blockchain là một nguồn dữ liệu công
khai mở. Tất cả thông tin được thêm trên đó không thể thay đổi hoặc sửa chữa
được. Ví dụ: Nếu bạn nhập thông tin về ngày sản xuất hàng hóa hoặc thành phần
nào đó vào một thời điểm nhất định, không ai có thể xóa thông tin đó, phần mềm
hoạt động theo cách mà kể cả chủ sở hữu cũng không thể sửa chữa hay thay đổi.
Hy vọng, các nội dung
trên có thể cung cấp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng thông tin cần thiết về
tem và phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Tránh sử dụng các con
tem chỉ hiển thị những thông tin đã in sẳn trong bao bì,
nhãn hàng hóa chỉ tốn thêm chi phí sản xuất, hiệu quả mang lại không cao.
Dương Vĩnh Hảo - Sở
KH&CN tỉnh Sóc Trăng