Lượt xem: 119
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh

3

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

4

Thuộc chương trình (nếu có):

5

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt

Điện thoại: 028. 39256959

Địa chỉ: Phòng 402, Lầu 4, Cao ốc An Định, số 18 Nam Quốc Cang, Quận 1, TPHCM

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Phan Đình Huê

6

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có): Trường Du lịch và Tiếp Thị Quốc tế

7

Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì:

8

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản:

9

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Phan Đình Huê

Năm sinh: 1964 ; Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: Thạc sĩ

Chức vụ: Chủ tịch

Điện thoại: 091 3683 148

Tên tổ chức đang công tác: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt

Địa chỉ tổ chức: Phòng 402, Lầu 4, Cao ốc An Định, số 18 Nam Quốc Cang, Quận 1, TPHCM

Địa chỉ nhà riêng: 91/35 Cách Mạng Tháng 8, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

10

Đồng Chủ nhiệm:

11

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

1. ThS. Đặng Quốc Hòa

2. Nguyễn Minh Quyền

3. TS. Trịnh Công Lý

4. Phí Anh Tuấn

5. Đặng Văn Thạnh

6. Lý Thị Phương

7. Nguyễn Thanh Dũng

12

Năm viết BC: 2022

Nơi viết BC:

13

Số trang: 87 trang + phu lục

14

Mục tiêu của nhiệm vụ:

* Mục tiêu chung

- Xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái kết nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng 03 mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng với quy mô 10 ha/mô hình.

- Đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình.

* Mục tiêu cụ thể

- Chọn ra 20 hộ/120 hộ điều tra khảo sát ban đầu để đào tạo, bồi dưỡng về du lịch và nghiệp vụ du lịch cùng một số nội dung liên quan về bảo vệ môi trường, chăm sóc cây trồng, chăn nuôi, văn hóa ẩm thực, cách sử dụng mạng internet, trang web để quảng bà thương hiệu điểm đến và giao dịch với các công ty du lịch và du khách.

- Hướng dẫn 20 hộ nhà vườn tổ chức kinh doanh du lịch và dịch vụ tại nhà vườn của mình, giải quyết lao động dư thừa và nhàn rỗi (khoảng 100 đến 120 lao động) và lao động tham gia các dịch vụ liên quan, tăng thu nhập cho kinh tế cho mỗi hộ gia đình, bình quân khoảng 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng và nâng lên từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng, hộ kinh doanh tốt có thể đạt 100 triệu đến 120 triệu/tháng.

- Đưa được du khách, trước mắt là trong nước đến trải nghiệm tại 3 điểm du lịch cộng đồng, bình quân khoảng 30 đến 50 người/ngày, nâng lên từ 50 đến 80 người/ngày cho những năm sau.

- Tạo chuyển biến tốt về bộ mặt nông thôn của các điểm đến gắn với sự phát triển kinh tế nhà vườn và kinh tế địa phương cùng với phát triển hài hòa về lĩnh vực xã hội.

15

Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Đánh giá hiện trạng và đề xuất điểm, tuyến phát triển các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái sông nước miệt vườn tại các huyện Cù Lao Dung (CLD) và Kế Sách (KS), tỉnh Sóc Trăng

Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Xây dựng mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Khảo sát tiếp cận 120 hộ dân của 3 xã: Nhơn Mỹ (Kế Sách), An Thạnh 1, An Thạnh Nam (Cù Lao Dung). Cùng UBND 3 xã, chọn ra 20 hộ tham gia dự án, có điều kiện khá tốt về cơ sở vật chất và nhân lực theo tiêu chí quy định, sau đó tập trung đào tạo bồi dưỡng 20 hộ này.

Tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, 8 hộ dân có diện tích vườn chung là 48.100 m2, bình quân 6.000 m2 cho 1 hộ, ít nhất là 3.000 m2. Các loại cây trồng chủ yếu là nhãn, chiếm tới 39.300 m2, vú sữa 5.500m2, còn lại là diện tích trồng dừa, chanh, cà na, chuối. Đường giao thông trên cồn khá thuận tiện, khí hậu mát mẻ, trong lành.

Tại xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, 9 hộ nhà vườn có diện tích vườn chung là 83.400 m2, hộ nhiều nhất 32.000 m2, hộ ít nhất là 3.000 m2. Các loại cây trồng chủ yếu là nhãn, xoài các loại, chiếm tới trên 72.000 m2, còn lại là ổi, dừa và các loại cây khác. Mỗi nhà đều có nhà vệ sinh gia đình, không có cầu tiêu cá vồ. Xã có đường giao thông quốc lộ 60 chạy qua và 2 bến phà nối liền giữa tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh. Đường giao thông trong xã khá thuận tiện. Khí hậu nhìn chung rất mát mẻ, trong lành.

Riêng xã An Thạnh Nam chỉ có 3 hộ dân nhưng diện tích đất lên tới 15 héc-ta, trong này có 12 héc-ta nuôi trồng thủy sản, 3 héc-ta cây ăn trái như dừa, nhãn, và hoa màu như đu đủ, khoai, mì. Trước kia, đường giao thông đi lại trong xã còn khó khăn, một phần đi tàu đò, xuồng máy, một phần chạy trên lộ bằng phương tiện xe 2 bánh. Gần đây, xã được ngân sách đầu tư, xây dựng mở rộng lộ giao thông liên xã, liên ấp, nên xe 16 chỗ có thể lưu thông khá dễ dàng.

Tổ chức thành công đợt khảo sát học tập kinh nghiệm hoạt động du lịch cộng đồng và homestay ở 3 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Kết thúc chuyến tham quan 3 ngày 2 đêm tại 3 tỉnh, giúp cho các thành viên, nhất là 20 hộ trong 3 nhóm du lịch cộng đồng thuộc dự án nhiều bài học hữu ích để triển khai kế hoạch cụ thể cho 3 xã thuộc dự án. Từ những kết quả của 3 ngày khảo sát, các hộ nhà vườn tham gia dự án đã an tâm hơn, tự tin hơn, biết tính toán chi tiết các phần việc cần sửa chữa, đầu tư theo hướng dẫn của Ban điều hành dự án và địa phương, Trong này, mỗi điểm đều có từ 1 đến 2 hộ có kế hoạch đầu tư nhiều hơn để tham gia kinh doanh du lịch theo mô hình này.

Ban Điều hành dự án thường xuyên họp các hộ dân, thực tế tại các hộ cùng với UBND xã và phòng VHTT 2 huyện để hướng dẫn và kịp thời giải quyết một số khó khăn vướng mắc của nhà vườn trong quá trình thực hiện dự án.

Xây dựng được 1 homestay tại điểm cồn Mỹ Phước (xã Nhơn Mỹ) theo thiết kế của dự án và 2 hộ ở xã An Thạnh Nam tự đầu tư xây dựng homestay với quy mô khác và lớn hơn.

Hộ ông Ngô Minh Sang (cồn Mỹ Phước) tham gia xây dựng 01 homestay (có 02 phòng nghỉ, tường được xây gạch và tô, nền gạch tàu, nóc lá xé); có lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời (dự án hỗ trợ 132,824 triệu).

Thông qua sự tư vấn của nhóm thực hiện dự án, hộ anh Trần Quang Cần (xã ATN) tự bỏ kinh phí đầu tư xây dựng homestay quy mô lớn hơn mà không nhận kinh phí hỗ trợ từ dự án. Tổng giá trị đầu tư lên đến 2 tỷ 400 triệu đồng, trong này riêng khu vực phòng nghỉ của du khách có 3 nhà trên ao nuôi thủy sản, có thể nhận 20 đến 20 khách nghỉ qua đêm, trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng, gấp 10 lần kinh phí dự án hỗ trợ. Ngoài ra, hộ Trần Quang Cần đã chi thêm 75 triệu đồng để làm giàn năng lượng mặt trời phục vụ cho kinh doanh, sinh hoạt gia đình. Hộ Ông Cần đã nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm du lịch từ rừng ngập mặn, bài bồi ven biển, chim, thú thiên nhiên.

Hộ ông Đặng Văn Vũ đã xây dựng 4 phòng nghỉ từ đầu năm 2022 với kinh phí khoảng 400 triệu, không theo thiết kế ban đầu của dự án và cũng không nhận hỗ trợ kinh phí của dự án. Ngoài ra Ông Vũ đã cùng hợp tác để tu sửa chiếc tàu để đưa khách ra cửa biển, phục vụ ăn uống ngay trên tàu, tạo ấn tượng và sự thích thú cho du khách các tỉnh trài nghiệm.

Cùng với sự vận động hỗ trợ tích cực của từng địa phương, chỉ khoảng 2 năm đã góp phần hình thành được Farmstay Sân Tiên - xã An Thạnh Nam, điểm dừng chân đi tàu ra cửa biển Trần Đề; làng Du Lịch Long Ẩn, làng du lịch Trường Tiền - xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung; Hợp tác xã nông nghiệp và Du lịch Mỹ Phước - xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Một số sản phẩm OCOP cũng được hình thành từ hoạt động mô hình du lịch cộng đồng ở cù lao sông nước.

Tổ chức 6 lớp tập huấn cho 20 hộ nhà vườn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, cùng tập huấn tại chỗ cách sử dụng phần mềm trên máy vi tính để giúp cho hộ dân truy cập thông tin, quảng bá thương hiệu, các dịch vụ du lịch tại khu vực, nhận đặt phòng và dịch vụ của du khách qua mạng internet. Nội dung 6 lớp nghiệp vụ chuyên về nghiệp vụ du lịch, môi trường, giao tiếp, ẩm thực, dịch vụ internet, cải tạo vườn cây ăn trái, chăn nuôi.

Hoàn chỉnh 6 bảng pa nô tại 3 xã với nội dung giới thiệu sơ đồ 3 điểm đến và nội quy đối với du khách (mỗi điểm đến là 2 bảng, có sự đồng thuận của UBND 3 xã).

Tổ chức đoàn Famtrip “Nối 2 bờ sông Hậu Trà Vinh – Sóc Trăng”,đại diện các công ty lữ hành trong nước trải nghiệm mô hình du lịch sinh thái gắn với du lịch sông nước, du lịch rừng ngập mặn của 3 xã.

Giới thiệu mạng lưới các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung, huyện Kế Sách nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Biên tập tờ bướm và số tay du lịch online. Ký kết và hoàn thành hợp đồng, nghiệm thu website du lịch cộng đồng với tên gọi FarmstaySocTrang.vn.

Xây dựng báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình; các giải pháp duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.

Tổ chức Hội thảo khoa học tại hội trường UBND huyện Cù Lao Dung và Hội thảo lần thứ 2 trực tuyến qua đường truyền Google Meet.

16

Lĩnh vực nghiên cứu: 499

17

Từ khóa chủ đề: du lịch sinh thái sông nước miệt vườn huyện Cù Lao Dung, Kế Sách

18

Nơi lưu giữ báo cáo:

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19

- Tổng kinh phí thực hiện: 1.198.761.704 đồng, trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ từ SNKH: 1.198.761.704 đồng.

+ Nguồn khác: 0 đồng

  • Tình hình cấp kinh phí từ nguồn SNKH:

    + Kinh phí ngân sách cấp từ SNKH: 1.198.761.704 đồng

  • Kinh phí còn lại theo hợp đồng:

20

Thời gian thực hiện:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2021

- Thực tế thực hiện: từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2021

- Được gia hạn:

+ Lần 1 từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2021

+ Lần 2 từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.

21

Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số: 54/QĐ-SKHCN, ngày 06/5 /2022 của Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.

22

Ngày họp hội đồng nghiệm thu chính thức: 12/5/2022

23

Các sản phẩm giao nộp:

1. Mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã An Thạnh 1, An Thạnh Nam huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng): 3 điểm mô hình.

2. Homestay “Xây dựng nhà bằng vách tường, nền gạch tàu, nóc lá xé, có lắp Hệ thống điện năng lượng mặt trời”: 01 homestay.

3. Bản vẽ thiết kế xây dựng và Sơ đồ kỹ thuật và thiết bị lắp Pin năng lượng mặt trời áp mái: 01 bản vẽ/Sơ đồ.

4. Tờ bướm giới thiệu mạng lưới các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Kế Sách và Cù Lao Dung nói riêng, tỉnh Sóc Trăng nói chung: 01 Tờ

5. Sổ tay du lịch online giới thiệu mạng lưới các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Kế Sách và Cù Lao Dung nói riêng, tỉnh Sóc Trăng nói chung: 01 sổ tay

6. Tập hình ảnh giới thiệu các mô hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái và rừng ngập mặn - Giới thiệu những hoạt động đón khách của 03 điểm mô hình: 01 tập (200 ảnh)

7. Phần mềm và tài liệu ứng dụng phần mềm tin học trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch: 01 tài liệu.

8. Báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất điểm tuyến phát triển các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái sông nước miệt vườn tại các huyện Kế Sách và Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: 01 báo cáo.

9. Báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất điểm tuyến phát triển du lịch sinh thái đất ngập nước tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: 01 báo cáo

10. Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình; các giải pháp duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng: 01 báo cáo

11. Kỷ yếu Hội thảo: 02 Quyển

12. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án: 01 báo cáo.

13. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án: 01 báo cáo.

24

Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC:

25

Ngày cấp đăng ký KQNC:

26

Số Giấy chứng nhận đăng ký giao nộp kết quả KQNC: /KQNC-SKHCN ngày


Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1263383
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.