Lượt xem: 196
Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ các vùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng

1

Tên nhiệm vụ: Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ các vùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh

3

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

4

Thuộc chương trình (nếu có):

5

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: 0299. 3611267

Địa chỉ: Số 238, Lý Thường Kiệt, phường 4, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ngô Nam Thạnh

6

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

7

Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

8

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản:

9

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: TS. Trần Tấn Phương

Năm sinh: ; Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: Tiến Sĩ

Chức vụ: Phó Giám đốc

Điện thoại: 0919106103

Tên tổ chức đang công tác: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ tổ chức: Số 08, đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ nhà riêng: Số 579, quốc lộ 1, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

10

Đồng Chủ nhiệm:

11

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

1. ThS. Bùi Chúc Ly

2. ThS. Hứa Thanh Xuân

3. ThS. Ngô Thanh Cường

4. ThS. Bùi Thị Thu Ngọc

12

Năm viết BC: 2021

Nơi viết BC: Sóc Trăng

13

Số trang: 237 trang

14

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Chọn tạo các giống lúa thơm có chiều dài hạt, hình dạng hạt và chất lượng cơm gần tương đương phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu ưu tiên: Chọn được 4 - 6 giống lúa thơm có một số đặc điểm nông sinh học khác nhau; cùng có hạt gạo thon, chiều dài của hạt từ 7,5 - 7,9mm; tỷ lệ chiều dài/rộng của hạt từ 4,0 - 4,4mm; hàm lượng amylose từ 15 - 19%; năng suất cao hơn năng suất của giống lúa ST20 ít nhất là 10%;

Mục tiêu phụ: các giống lúa thơm được chọn có thể chịu được ít nhất một trong điều kiện bất lợi như: mặn, ngập, phèn; kháng bệnh Đạo ôn, Bạc lá và rầy Nâu; có chất lượng cơm gần giống nhau phục vụ cho các cánh đồng lớn ở những vùng sinh thái mặn được ngọt hoá.

15

Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm thực hiện đề tài đã lai tạo và tuyển chọn được 6 giống lúa thơm có chiều dài hạt, hình dạng hạt và phẩm chất cao đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bao gồm các giống KHCNST1, KHCNST2, KHCNST3, KHCNST4, KHCNST5, KHCNST6 có năng suất cao hơn ST20 hơn 10%, gạo đẹp, hạt thon dài, mảnh, không bạc bụng vụ Đông Xuân hoặc ít bạc bụng trong vụ Hè Thu; đồng thời có thể chịu được một trong các điều kiện bất lợi như mặn, ngập, phèn; có khả năng kháng bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu

- KHCNST1 (tên dòng là KHCNST1-20) là giống lúa thơm đặc trưng, năng suất trung bình 5,55 t/ha, hạt gạo rất dài (7,60 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp 3,67%, nhiệt trở hồ cấp 5 -7, độ bền thể gel mềm (75,8cm), hàm lượng amylose 16,3%. Chất lượng cơm nấu từ khá đến tốt. Chịu mặn khá ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 3) ở giai đoạn mạ, chịu mặn trung bình 9,90 dS/m mạ đến chín. Phản ứng kháng trong vụ Hè Thu và nhiễm với bệnh Đạo ôn trong vụ Đông Xuân ở điều kiện nhân tạo nhưng có phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng hơi nhiễm bệnh bạc lá (cấp 5) trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạonhưngcó phản ứng bệnh bạc lá từ rất kháng đến kháng (cấp 1) trong vụ Hè Thu ở trên đồng.Phản ứng với rầy Nâu từ hơi nhiễm (cấp 5) đến nhiễm (cấp 7) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng với rầy Nâu từ hơi kháng (cấp 3) đến hơi nhiễm (cấp 5) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Chống chịu ngập thấp (cấp 7) ở giai đoạn mạ.

KHCNST2 (tên dòng là KHCNST2-5) là giống lúa thơm đặc trưng, năng suất trung bình 5,48 t/ha, hạt gạo rất dài (7,72 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo rất thấp dưới1%, nhiệt trở hồ cấp 5 -7, độ bền thể gel mềm (68,8cm), hàm lượng amylose 17,4%. Chất lượng cơm nấu từ khá đến tốt. Chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng rất kháng trong vụ Hè Thu và nhiễm với bệnh Đạo ôn trong vụ Đông Xuân ở điều kiện nhân tạo nhưng có phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.Phản ứng hơi nhiễm bệnh bạc lá (cấp 5) trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo nhưngcó phản ứng bệnh bạc lá từ rất kháng đến hơi kháng (cấp 3) trong vụ Hè Thu ở trên đồng. Chống chịu ngập thấp (cấp 7) ở giai đoạn mạ.

- KHCNST3 (tên dòng là KHCNST3-20) là giống lúa thơm đặc trưng, năng suất trung bình 5,48 t/ha, hạt gạo rất dài (7,95 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp 2,43%, nhiệt trở hồ cấp 5 -7, độ bền thể gel mềm (78,0cm), hàm lượng amylose 16,6%. Chất lượng cơm nấu khá. Chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng rất kháng bệnh Đạo ôn trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tương đương giống đối chứng kháng quốc tế trong điều kiện nhân tạo, có phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng nhiễm bệnh bạc lá (cấp 7) trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo nhưngcó phản ứng bệnh bạc lá từ rất kháng đến hơi kháng (cấp 3) trong vụ Hè Thu ở trên đồng. Phản ứng với rầy Nâu từ hơi kháng (cấp 3) đến hơi nhiễm (cấp 5) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.

- KHCNST4 (tên dòng là KHCNST4-9) là giống lúa thơm đặc trưng cả trong vụ Hè Thu và Đông Xuân, năng suất trung bình 5,48 t/ha, hạt gạo rất dài (7,60 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo rất thấp dưới 1%, nhiệt trở hồ cấp 5 -7, độ bền thể gel mềm (83,0cm), hàm lượng amylose 15,6%. Chất lượng cơm nấu tốt.Chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng rất kháng bệnh Đạo ôn trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tương đương giống đối chứng kháng quốc tế trong điều kiện nhân tạo, có phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Hơi chống chịu phèn (cấp 5). Phản ứng nhiễm bệnh bạc lá (cấp 7) trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo nhưng có phản ứng bệnh bạc lá từ rất kháng đến hơi kháng (cấp 3) trong vụ Hè Thu ở trên đồng. Phản ứng với rầy Nâu từ hơi kháng (cấp 3) đến nhiễm (cấp 7) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.

- KHCNST5 (tên dòng là KHCNST59) là giống lúa thơm đặc trưng, năng suất trung bình 5,49 t/ha, hạt gạo rất dài (7,95 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp 1,53%, nhiệt trở hồ cấp 5 -7, độ bền thể gel mềm (77,8cm), hàm lượng amylose 17,3%. Chất lượng cơm nấu từ khá đến tốt. Chịu ngập giai đoạn mạ trung bình (cấp 5). Chịu mặn khá ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 3) ở giai đoạn mạ, chịu mặn trung bình 9,90 dS/m mạ đến chín. Phản ứng rất kháng tương đương giống đối chứng kháng quốc tế trong vụ Đông Xuân đến kháng bệnh Đạo ôn trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo, có phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng nhiễm bệnh bạc lá (cấp 7) trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo nhưng có phản ứng bệnh bạc lá từ rất kháng đến hơi kháng (cấp 3) trong vụ Hè Thu ở trên đồng. Phản ứng với rầy Nâu từ hơi nhiễm (cấp 5) đến nhiễm (cấp 7) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.

- KHCNST6 (tên dòng là KHCNST6-2) là giống lúa thơm đặc trưng, năng suất trung bình 5,48 t/ha, hạt gạo rất dài (8,01 mm), tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp 3,50%, nhiệt trở hồ cấp 5-7, độ bền thể gel mềm (73,1cm), hàm lượng amylose 15,7%. Chất lượng cơm nấu từ khá đến tốt. Chịu mặn trung bình ở độ mặn 6,64 dS/m (cấp 5) ở giai đoạn mạ. Phản ứng kháng trong vụ Đông Xuân đến hơi nhiễm bệnh Đạo ôn trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo nhưng có phản ứng rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng. Phản ứng nhiễm bệnh bạc lá (cấp 7) trong vụ Hè Thu ở điều kiện nhân tạo nhưng có phản ứng bệnh bạc lá từ rất kháng đến hơi kháng (cấp 3) trong vụ Hè Thu ở trên đồng. Phản ứng với rầy Nâu từ hơi nhiễm (cấp 5) đến nhiễm (cấp 7) ở điều kiện nhân tạo và rất kháng (cấp 0) đến kháng (cấp 3) ở trên đồng.

16

Lĩnh vực nghiên cứu: 40103

17

Từ khóa chủ đề: lai tạo và chọn giống lúa thơm,…

18

Nơi lưu giữ báo cáo:

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19

- Tổng kinh phí thực hiện: 3.558.883.939 đồng, trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ từ SNKH: 3.427.483.939 đồng.

+ Kinh phí từ các nguồn khác: 131.400.000 đồng

  • Tình hình cấp kinh phí từ nguồn SNKH:

    + Kinh phí ngân sách cấp từ SNKH: 3.390.530.067 đồng

  • Kinh phí còn lại theo hợp đồng: 36.953.872 đồng

20

Thời gian thực hiện:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 12/2014 đến 2021

- Thực tế thực hiện: từ tháng 12/2014 đến 2021

- Được gia hạn:

21

Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số: 94/QĐ-SKHCN, ngày 20/8/2021 của Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.

22

Ngày họp hội đồng nghiệm thu chính thức: 31/8/2021

23

Các sản phẩm giao nộp:

  1. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài: 01 quyển
  2. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài: 01 quyển
  3. USB ghi lại tập tin của Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài: 01 cái
  4. Giống lúa KHCNST1: 0,5kg
  5. Giống lúa KHCNST2: 0,5kg
  1. Giống lúa KHCNST3: 0,5kg
  2. Giống lúa KHCNST4: 0,5kg
  3. Giống lúa KHCNST5: 0,5kg
  1. Giống lúa KHCNST6: 0,5kg

24

Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 31/12/2021

25

Ngày cấp đăng ký KQNC: 07/01/2022

26

Số Giấy chứng nhận đăng ký giao nộp kết quả KQNC: 01/KQNC-SKHCN ngày 07/01/2022

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1263881
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.