Lượt xem: 532
Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới là một trong những ưu tiên hội nhập của ASEAN, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Đây là Hiệp định đầu tiên mà ASEAN đóng vai trò trung tâm dẫn dắt những mối quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực. Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, ASEAN đã xác định hai trọng tâm chính. Một là trong nội khối phải thúc đẩy và có những sáng kiến để bỏ những rào cản có thể ngăn cản thương mại nội khối và giúp các nước có thể vượt qua khó khăn của đại dịch. Hai là về mặt hợp tác với các nước đối tác, mục tiêu được đặt lên hàng đầu đó là đưa RCEP kết thúc đàm phán và đưa vào thực thi.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 5 đối tác của ASEAN gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Australia, New Zealand, được ký kết vào tháng 11/2020.

Đây là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, tạo ra thị trường chiếm gần 30% dân số thế giới (khoảng 2,2 tỷ người) và chiếm gần 30% GDP toàn cầu (khoảng 26.200 tỷ USD). RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Theo Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh việc RCEP đi vào thực thi sẽ là “chất xúc tác” để mở rộng đầu tư và thương mại khu vực, vốn rất cần để phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, ông khẳng định RCEP củng cố xu hướng hội nhập kinh tế khu vực bằng cách mở rộng các quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại và gắn kết các quy định thương mại giúp môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và dễ đoán định hơn cho các doanh nghiệp.

Với vai trò là Chủ tịch của ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy và kết thúc đàm phán Hiệp định trong năm 2021, phối hợp với các nước thành viên hoàn thành quá trình phê chuẩn để đưa Hiệp định RCEP có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Đây cũng là thời điểm mà đúng như dự tính của ASEAN - thời điểm kinh tế thế giới có khả năng phục hồi. Vì vậy, với việc hiệp định lớn như RCEP được đưa vào thực thi với quy mô dân số và thương mại, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đều hy vọng đây sẽ là một trong những nhân tố góp phần phục hồi kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19.

(Nguồn: https://trungtamwto.vn/; https://baochinhphu.vn/)

Trúc Phương (Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ)

Thông báo - Hướng dẫn

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1567602
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.