Lượt xem: 1472
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị” dùng cho sản phẩm gạo Tài Nguyên của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

1

Tên nhiệm vụ: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị” dùng cho sản phẩm gạo Tài Nguyên của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ:   ¨ Quốc gia               ¨  Bộ              X Tỉnh            ¨  Cơ sở

3

Mức độ bảo mật:           X  Bình thường           ¨  Mật            ¨  Tối mật       ¨  Tuyệt mật

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: UBND huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

Họ và tên thủ trưởng: Lâm Hoàng Nghiệp.

Địa chỉ: ấp 01, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: 079.3866332.       Fax: 079.3866332.

Website: http://www.thanhtri.soctrang.gov.vn

6

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sóc Trăng

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Nguyễn Văn Sô.           Giới tính: Nam.

Trình độ học vấn: Đại học.          Chức danh khoa học:

Chức vụ: Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị.

Điện thoại: 0918259260.

E-mail: nvsottst@gmail.com

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

Họ và tên: Trần Ngọc Thạch           Học hàm, học vị: TS

Giới tính: Nam

Họ và tên: Vũ Tiến Khang               Học hàm, học vị: TS

Giới tính: Nam

Họ và tên: Đoàn Mạnh Tường         Học hàm, học vị: TS

Giới tính: Nam

Họ và tên: Ngô Văn Phong              Học hàm, học vị: KS

Giới tính: Nam

Họ và tên: Trần Trang Nhã               Học hàm, học vị: KS

Giới tính: Nam

Họ và tên: Nguyễn Thanh Toán        Học hàm, học vị: KS

Giới tính: Nam

Họ và tên: Huỳnh Chiến Nguyện      Học hàm, học vị: KS

Giới tính: Nam

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định các yếu tố, tiêu chí, phạm vi, tổ chức để làm cơ sở xây dựng đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị” cho sản phẩm gạo Tài Nguyên của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Thiết lập và vận hành mô hình, cơ chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị” trên thực tế với quy mô thí điểm. Đảm bảo sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận khi tiêu thụ trên thị trường được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, tạo lập và phát triển các kênh thương mại nhằm đảm bảo tính ổn định của đầu ra cho sản phẩm.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

       Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị” dùng cho sản phẩm gạo Tài Nguyên của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Xác định các tiêu chí cụ thể của sản phẩm cần được chứng nhận về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất sản phẩm; Xác định tổ chức có chức năng chứng nhận sản phẩm làm chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Xác nhận mẫu nhãn hiệu chứng nhận: tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết, biểu tượng địa danh; Xây dựng Quy chế quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Xin phép UBND tỉnh sử dụng tên địa danh để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Tổ chức lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận.

       Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”:Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho việc quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Triển khai thực hiện thí điểm các nội dung quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”; Tổ chức đánh giá hiệu quả và hoàn thiện mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: 40199

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 1299

13

Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra theo vùng sản xuất theo mẫu phiếu soạn sẵn, số lượng thu thập thông tin là 200 phiếu. Dựa vào kết quả đánh giá và kinh nghiệm của người dân về sự thay đổi đặc điểm của sinh trưởng, phát triển và cũng như là chất lượng của gạo Tài Nguyên.

- Điều tra lấy mẫu ngẫu nhiên theo vùng sản xuất, mật độ mẫu đảm bảo tính khoa học.

* Phương pháp phân tích chất lượng gạo

Chất lượng gạo của lúa Tài Nguyên đục như là tiêu chí chất lượng của sản phẩm được phân tích và đánh giá theo Tiêu chuẩn phân loại của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), bao gồm các chỉ tiêu như: Tỉ lệ gạo đục đặc trưng; kích thước hạt gạo (dài, rộng và tỉ lệ dài/rộng); tỉ lệ tấm trong sản phẩm; trọng lượng 1.000 hạt; hàm lượng amylose; độ bền thể gel; nhiệt độ trở hồ.

  * Phương án lấy ý kiến chuyên gia

        Trong quá trình triển khai dự án tùy theo mức độ ảnh hưởng của vấn đề (mẫu nhãn hiệu, hệ thống văn bản phục vụ quản lý nhãn hiệu, mẫu bao bì sản phẩm, tờ rơi….) có thể tiến hành tổ chức họp lấy ý kiến trực tiếp của các tổ chức, cá nhân và chuyên gia có liên quan hoặc chỉ xin ý kiến của chuyên gia bằng văn bản trước khi ban hành.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

       Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án; Giấy đăng ký chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị" do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp; Hệ thống văn bản phục vụ việc sử dụng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận; Mô hình tổ chức quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận được phê duyệt và hoạt động hiệu quả; Hệ thống nhận diện thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận (hệ thống tem, nhãn hiệu, bao bì, tài liệu quảng bá...); Báo cáo tiềm năng thị trường và kênh tiêu thụ gạo Tài nguyên của huyện Thạnh Trị; Báo cáo kết quả triển khai mô hình mẫu về quản lý nhãn hiệu chứng nhận; Quy chế quản lý, trao quyền và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm; Quy trình bảo quản, chế biến, đóng gói sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận; Quy trình kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận; Quy trình gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa Tài Nguyên.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

UBND huyện Thạnh Trị và các ban ngành của huyện; các hộ nông dân và tổ chức sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo Tài Nguyên; các đơn vị, địa phương khác có thể tham khảo kết quả để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm của đơn vị, địa phương mình.

Từ mô hình quản lý gốc tiến hành nhân rộng về quy mô, diện tích đối với các vùng có đủ điều kiện đảm bảo các yêu cầu về nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”. Thiết lập mô hình mẫu việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận để nhân rộng mô hình ra một số hàng hóa truyền thống, đặc sản của tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.

16

 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 8/2014 đến tháng 7/2016)

17

Kinh phí được phê duyệt: 700,500  triệu đồng.

Trong đó:

- Từ Ngân sách nhà nước: 432,100 triệu đồng.

- Từ nguồn khác: 268,400 triệu đồng.

18

Quyết định phê duyệt: số 768/QĐHC-CTUBND ngày 29 tháng 7 năm 2014

19

Hợp đồng thực hiện: số 23/HĐ-SKHCN-QLKHCN ngày 13 tháng 8 năm 2014

P. QL KH&CN


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1830628
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.