Lượt xem: 348
Xây dựng tổ nhóm đổi mới sáng tạo trong nuôi thuỷ sản
Trường Đại học Cần Thơ đang chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng tổ nhóm đổi mới sáng tạo trong nuôi thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long”, gọi tắt là MAIC-RAF, do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) Australia tài trợ, trong khuôn khổ Chương trình đổi mới sáng tạo hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và Đầu tư - Australia và Bộ Khoa học và Công nghệ - Việt Nam.

         

          Sáng ngày 03/6/022, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Lệ khởi động dự án bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dự lễ có GS. TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ; Bà Jennifer Kelly, Đại diện tổ chức CSIRO; TS. Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với đạo biểu đến từ tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia có liên quan đến nuôi thuỷ sản ĐBSCL.

         Tại Lễ khởi động, GS. TS Trần Ngọc Hải đã giới thiệu về Ban Điều phối, cộng tác viên và hoạt động của dự án MAIC; PGS. TS Nguyễn Nguyên Minh giới thiệu về MAIC - Cơ hội đổi mới sáng tạo cho sự phát triển bền vững.

         Hình ảnh Lễ khởi động dự án

         Thông tin cơ bản về dự án MAIC

         Mục tiêu của dự án là nhằm xây dựng diễn đàn nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, những đổi mới sáng tạo trong nuôi tôm nước lợ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với sự tham gia của nhiều đối tác bao gồm người nuôi tôm, công ty/ doanh nghiệp thủy sản, cơ quan quản lý thủy sản, Hiệp hội thủy sản, Viện/ Trường, ngân hàng, tổ chức phi chính phủ (NGOs) tại Việt Nam và cựu sinh viên ngành thủy sản. Sự thành công của dự án sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu của nghề nuôi tôm của vùng.

         Dự án hoạt động với nhiều hình thức khác nhau bao gồm tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tiếp, hoặc các diễn đàn, chia sẽ thông tin qua các nền tảng xã hội như là website, facebook và zalo. Các hoạt động chính của hoạt động bao gồm: (i) Tổ chức định kỳ các seminar học thuật, hội thảo, tọa đàm; (ii) chia sẽ các bản tin kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến của ngành tôm; (iii) Tư vấn các vấn đề kỹ thuật trong nuôi tôm-lúa luân canh và nuôi tôm công nghệ cao. Các chủ đề trao đổi gồm có:

         - Hiện trạng, hạn chế và giải pháp cho công nghiệp nuôi tôm ĐBSCL;

         - Biến đổi khí hậu và sự thích ứng của công nghiệp nuôi tôm;

         - Những công nghệ, cải tiến mới trong nuôi tôm;

         - Công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững;

         - Truy xuất nguồn gốc, chứng nhận trong nuôi tôm và xuất khẩu;

         - Chuyển đổi số trong nuôi tôm;

         - Chuỗi sản xuất và quản lý tổng hợp trong nuôi tôm.

         Thông tin chi tiết tại: https://sdmd2045.ctu.edu.vn/.

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1873632
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.