13/03/2019
Lượt xem: 719
Đào tạo Tin sinh học và phần mềm quản lý, nghiên cứu cây trồng
Trong khuôn khổ Chương trình Công nghệ phần mềm mô
hình và ảnh hưởng của rủi ro khí hậu trên hệ thống sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam, sáng ngày 05/3/2019 tại khách sạn Fortuneland Cần Thơ, thành phố Cần Thơ,
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long (HATRI) phối
hợp với Liên Hiệp Đại học Viện Nghiên cứu nâng cao về tính bền vững (UNU-IAS),
Nhật Bản tổ chức khai giảng Khóa đào tạo Tin sinh học và phần mềm quản lý cây
trồng (Gọi tắt là Khóa đào tạo) nhằm trang bị cho 21 công
chức, viên chức, nhân viên đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập, trường đại hoc, viện nghiên cứu, doanh nghiệp ở các tỉnh
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tỉnh Tây Ninh kiến thức, kỹ năng vận
hành phần mềm mô hình (DSSAT - Decision Support System for Agrotechnology Transfer (Hệ thống hỗ trợ quyết định cho chuyển giao công nghệ nông nghiệp),
phiên bản 4.7) trong quản lý, nghiên cứu về
cây trồng.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL cũng như cả nước đã và đang chịu
sự tác động bởi các yếu tố như: Hạn hán, lũ, xâm nhập nặm, dịch bệnh,… ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân. Do đó, việc đẩy mạnh ứng công nghệ
thông tin trong quản lý, nghiên cứu cây trồng; dự báo diễn biến của thời tiết,
môi trường,… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
DSSAT là phần mềm được tích hợp từ các cơ sở dữ liệu về cây trồng,
đất, nước, thời tiết,… giúp người sử dụng kết hợp giữa nhu cầu sinh học của cây
trồng với các đặc trưng hóa lý của đất, nước và tác động của thời tiết đến sự
sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng; làm cơ sở cho việc chọn giống,
xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với đặc tính của từng loại cây trồng với điều
kiện sản xuất khác nhau. Phần mềm được ứng dụng trong nghiên cứu cây trồng; quản
lý quá trình sản xuất lúa, màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày,…; dự
báo, đánh giá diễn biến của thời tiết đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Qua 05 ngày học tập (05 - 09/3/2019), các học viện đã được nghe
GS. Genrrit Hoogenboom - Viện nghiên cứu Hệ thống thực phẩm bền vững, Đại học
Florida, Hoa Kỳ (Tác giả của phầm mềm DSSAT) và TS. Geetha Mohan - UNU-IAS, Nhật Bản trình bày về đặc tính sinh lý,
sinh hóa của cây trồng (lúa, bắp, đậu phộng,…), đặc tính hóa lý của đất; nhu cầu,
sự ảnh hưởng của H2O, O2, N2,… cũng
như tác động của thời tiết đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng;
phương pháp thu thập, xử lý số liệu; hướng dẫn việc vận hành phần mềm DSSAT
(phiên bản 4.7), nhận định về các kết quả từ việc vận hành phần mềm này. Đồng
thời, các học viên đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc thu
thập, xử lý số liệu của từng loại cây trồng; cách phát hiện và xử lý các lỗi kỹ
thuật trong quá trình vận hành phần mềm; thuận lợi, khó khăn, hiệu quả, xu hướng
ứng dụng phầm mềm trong thời gian tới ở các địa phương,... Ngoài ra, trong
khuôn khổ Khóa đào tạo, các học viên cũng đã khảo sát thực tế, thu thập thông
tin về tình hình canh tác lúa; công tác lai tạo, thí nghiệm giống lúa của HATRI
tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Qua Khóa đào tạo, giúp các học viên nắm rõ về đặt tính của một số
loại cây trồng; ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là cách
thức vận hành phần mềm DSSAT trong quản lý, nghiên cứu trong lĩnh vực cây trồng;
tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân cũng như công tác nghiên cứu, lai
tạo giống lúa của HATRI.
Theo
GS. TS. Nguyễn Thị Lang - Viện Trưởng HATRI, Khóa đào đạo đã góp phần nâng cao
năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho các học viên, đặc biệt là ứng dụng giải
pháp công nghệ có ý nghĩa thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, cây trồng nói riêng trong
bối cảnh biển đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lâm Văn Tùng