-
Từ ngày 25-29/11/2024, trong khuôn khổ Dự án số 81 về “Tăng cường an ninh sinh học trong khu vực Đông Nam Á” (BIOSEC) thuộc Sáng kiến thiết lập Trung tâm hợp tác tiên tiến trong lĩnh vực sinh học, hóa học, phóng xạ và hạt nhân (Sáng kiến CBRN), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Cục Thú y phối hợp và Liên minh châu Âu (EU) tổ chức Hội thảo về Tăng cường an ninh sinh học khu vực Đông Nam Á.
-
Khai mạc Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ VI
Sáng 30/7/2024, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Sở KH&CN Hà Nội đã khai mạc Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ VI.
-
Năng lượng nguyên tử: Nguồn năng lượng mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực quốc gia
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) được coi là công nghệ nền phục vụ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, từng bước nâng cao tiềm lực quốc gia.
-
Vai trò của kỹ thuật hạt nhân trong đánh giá chất lượng protein
Kỹ thuật đánh dấu đồng vị kép cho phép các chuyên gia dinh dưỡng đo lường chính xác quá trình tiêu hóa protein bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu.
-
Máy gia tốc và ứng dụng
Máy gia tốc hạt là những thiết bị sử dụng điện từ trường để tạo ra và tăng tốc các chùm hạt tích điện, với kích thước nguyên tử và hạ nguyên tử, như electron, proton và ion, Chúng không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu cơ bản để nâng cao hiểu biết về vật chất mà còn trong rất nhiều ứng dụng kinh tế - xã hội liên quan đến sức khỏe, quan trắc môi trường, đảm bảo chất lượng thực phẩm, năng lượng và công nghệ hàng không vũ trụ,...
-
Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi an ninh thông tin và máy tính như thế nào trong thế giới hạt nhân
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (machine learning) có khả năng cách mạng hóa thế giới, mở ra những tiến bộ và đổi mới chưa từng có bằng cách thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng thông tin. Lĩnh vực hạt nhân cũng không ngoại lệ và AI có thể được mong đợi mang lại lợi ích trong nhiều quy trình và hoạt động tại các cơ sở phóng xạ và hạt nhân.
-
Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 15
Hội nghị Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân toàn quốc (VINANST) là một sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
-
Chủ trương Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia 17 dự án vùng/khu vực do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế tài trợ
Theo Công văn số 4649/VPCP-QHQT ngày 05/7/2023 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đồng ý chủ trương Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia 17 dự án vùng/khu vực do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tài trợ.
-
Quy định chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
Ngày 30/6/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BKHCN quy định chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 8 năm 2023 và thay thế Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.
-
Biểu đồ tham chiếu quốc tế về thành phần cơ thể trẻ sơ sinh giúp giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng
Một nghiên cứu do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hỗ trợ đã sử dụng kỹ thuật đồng vị hạt nhân để đánh giá thành phần cơ thể ở trẻ sơ sinh và tạo ra dữ liệu tham khảo quốc tế mới.
-
Ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong nghiên cứu và bảo tồn các di sản văn hóa
Khoa học và công nghệ hạt nhân có thể được sử dụng trong nghiên cứu và bảo tồn các hiện vật văn hóa có giá trị.
-
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế
Ngày 25/5/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BKHCN về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế.
-
Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ngày 31/3/2023 tại Khách sạn Ninh Kiều 2, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.
-
Kỹ thuật hạt nhân giúp xác định lượng nước bạn nên uống hàng ngày
“Uống nhiều nước” là câu phổ biến để khuyến cáo có được sức khỏe tốt, nhiều năng lượng hơn, làn da sáng mịn và giảm cân. Thông thường, khuyến cáo là 2 lít mỗi ngày, chẳng hạn như trong Hướng dẫn Eatwell của Dịch vụ chăm sóc y tế quốc gia Vương quốc Anh (NHS), nhưng cũng có thể nhiều hơn. Ví dụ, Học viện Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên uống tới 2,7l và nam giới là 3,7l mỗi ngày. Nhiều khuyến cáo trong số này dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, thí nghiệm trên hàng chục người hoặc các phương pháp chủ quan như bảng câu hỏi.
-
Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến
Từ đóng gói thực phẩm năng động dựa trên vật liệu nanocompozit chứa tinh dầu, đến polyme siêu hấp thụ ghép mạch bức xạ, vật liệu tiên tiến được xử lý bằng bức xạ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí thực phẩm, nâng cao hiệu suất nông nghiệp, cải thiện chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.
-
Khoa học hạt nhân giúp tăng cường độ màu mỡ của đất nhằm mang lại nhiều thực phẩm bổ dưỡng hơn
Hiện nay, 95% thực phẩm hàng ngày của con người được trồng trực tiếp hoặc gián tiếp trên đất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu này đang bị đe dọa do nhiều nguyên nhân gây suy thoái khác nhau. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), khoảng 1/3 đất trên thế giới đã bị tổn hại do các phương thức canh tác lạc hậu, kém bền vững, biến đổi khí hậu hoặc ô nhiễm. Diện tích đất bị xuống cấp hàng năm đã lên tới 50.000 km2 (bằng diện tích của Costa Rica).
-
Kiểm soát côn trùng gây hại thực phẩm thông qua chiếu xạ
Có nhiều điều hơn là sự bắt mắt hơn khi nói đến các loại gia vị, hạt giống, trái cây và rau quả được vận chuyển từ các nguồn xa xôi đến cửa hàng tạp hóa địa phương của bạn. Một liều lượng bức xạ nhỏ giúp thực phẩm có thể giữ được độ tươi ngon và kéo dài suốt hành trình vận chuyển mà không làm lây lan các sinh vật xâm lấn.
-
Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi khoa học và công nghệ hạt nhân trên bảy phương diện
Việc khai thác tiềm năng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) trong lĩnh vực hạt nhân có thể góp phần tích cực để giải quyết một số thách thức cấp bách trong bối cảnh hiện nay từ an ninh lương thực đến ứng phó biến đổi khí hậu.
-
Khai mạc Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ V
Sáng 24/8/2022, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Lạng Sơn đã chính thức khai mạc Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ V.
-
Những điều cần biết về chùm ion
Cho dù là để xác định nguồn gốc của chất ô nhiễm, xác định đặc điểm của chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, chụp ảnh các tế bào sinh học đơn hoặc xác định niên đại cho các đồ vật lịch sử, các nhà khoa học sử dụng chùm ion để giúp mang lại cho chúng ta câu trả lời. Vậy chùm ion là gì và chúng được sử dụng như thế nào?.
-
Hội thảo quốc gia lần thứ IV về Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội
Sáng ngày 15/7/2022, Hội thảo quốc gia lần thứ IV về ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội đã được tổ chức tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.
-
“Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để Thực phẩm an toàn hơn, Sức khỏe tốt hơn”
An toàn là trên hết - câu khẩu hiệu này đúng khi nói đến thực phẩm mà chúng ta ăn. Ông Naoko Yamamoto, Trợ lý Tổng giám đốc về Hệ thống y tế và bảo hiểm y tế toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: “Cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh do thực phẩm ô nhiễm mỗi năm. Có lẽ chúng ta không nghe nhiều về các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm, nhưng gánh nặng sức khỏe cộng đồng từ những bệnh này tương đương với bệnh sốt rét hoặc HIV/AIDS”.
-
Khoa học hạt nhân giúp bảo vệ môi trường
Trong một thời gian dài, con người đã khai thác quá mức và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên, và hậu quả là rất nghiêm trọng: biến đổi khí hậu mất kiểm soát, mất đa dạng sinh học, sự xuất hiện và lây lan của các bệnh mới. Tuy nhiên, hy vọng sẽ không mất đi và có các giải pháp có thể khắc phục những thiệt hại gây ra và đưa hành tinh của chúng ta đi trên con đường phục hồi - một số giải pháp này dựa vào khoa học hạt nhân.
-
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân
Ngày 06/6/2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BKHCN quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ (Viết tắt là Thông tư).
-
NNL đột phá trong cung cấp đồng vị phóng xạ y tế
Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Hạt nhân Quốc gia (NNL) của Vương quốc Anh đã phát triển một quy trình sản xuất nguồn cung cấp đồng vị phóng xạ y tế chì-212 (Pb-212) được sản xuất trong nước đầu tiên của nước này.
-
50 năm Hiệp định Thanh sát Toàn diện NPT - Nền tảng pháp lý cho việc xác minh hạt nhân
Hiệp định thanh sát của IAEA và khuôn khổ liên quan là cơ sở cho nhiệm vụ xác minh hạt nhân của IAEA. Phần lớn các hiệp định thanh sát có hiệu lực là các hiệp định thanh sát toàn diện (CSA) được ký kết liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hiệp định thanh sát đầu tiên, được ký kết giữa IAEA và Phần Lan, có hiệu lực cách đây 50 năm vào ngày 09 tháng 2 năm 1972.
-
IAEA hỗ trợ Việt Nam về ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân ở Việt Nam đã mang lại nhiều thành quả như: năng lực khám chữa bệnh tại các bệnh viện ngày càng được cải thiện, nguồn nước từ các con sông ngày càng trong sạch hơn và năng suất cây trồng năng tăng lên,…
-
Đào tạo An toàn bức xạ tại tỉnh Sóc Trăng
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) tổ chức đào tạo An toàn bức xạ tại tỉnh Sóc Trăng năm 2022, có 37 học viên từ các cở sở sử dụng bức xạ trong, ngoài tỉnh tham gia.
-
Kỹ thuật đồng vị bền hỗ trợ khắc phục tình trạng khô hạn ở cây chuối
Chuối được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có khí hậu ấm và ẩm. Tuy nhiên, do lượng mưa thay đổi và nhiệt độ tăng cao, chuối cùng với các loại cây khác ngày càng bị khô hạn, dẫn đến sản lượng giảm.
-
Vai trò của kỹ thuật đồng vị trong bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước
Đất ngập nước là vùng mà đất bị bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn, bao gồm các loại như: hồ cạn, đầm lầy, đồng lầy, đầm, bãi lầy, rừng ngập mặn, rừng ngập nước,... Đất ngập nước là nhân tố quan trọng giúp bảo vệ môi trường trên nhiều khía cạnh, từ nâng cao chất lượng nước, kiểm soát xói mòn, lưu trữ carbon cho đến duy trì dòng chảy. Kỹ thuật đồng vị đang được sử dụng để duy trì và bảo vệ các vùng đất này.
-
Kết quả nghiên cứu ban đầu về tác dụng của Liệu pháp bức xạ đối với các tế bào tim và điều trị chứng loạn nhịp tim
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trường Đại học Y Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy liệu pháp xạ trị không xâm lấn, thường được sử dụng để điều trị ung thư, có thể tái lập trình các tế bào cơ tim về trạng thái trẻ hơn, khỏe mạnh hơn, khắc phục các vấn đề gây rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng bệnh nhân mà không cần thiết phải dùng đến thủ thuật xâm lấn lâu dài là cắt đốt ống thông.
-
Trước COP26, IAEA đưa ra Báo cáo về vai trò của khoa học và công nghệ hạt nhân trong thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc, COP26, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã công bố một báo cáo toàn diện nêu rõ cách thức kỹ thuật hạt nhân có thể giúp thế giới thích ứng với biến đổi khí hậu và trở nên mạnh mẽ hơn trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
-
NUTEC Plastics: Sử dụng công nghệ hạt nhân giải quyết ô nhiễm nhựa
Ô nhiễm nhựa là một thách thức môi trường lớn, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững và cuối cùng là cuộc sống của con người. Khi không còn hữu ích, nhựa thường được đốt hoặc chôn lấp. Phần lớn rác thải nhựa sẽ trôi vào đại dương, gây hại cho sinh vật biển và có khả năng gây ô nhiễm cho hải sản. Kỹ thuật hạt nhân có thể giúp theo dõi và giảm thiểu rác thải nhựa.
-
Tình hình nghiên cứu, ứng dụng bức xạ ion hoá trong xử lý nước thải
Cung cấp hệ thống nước sạch là một trong những mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc (LHQ) đề ra. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng nước chưa xử lý vào môi trường cùng với hạn chế trong công tác quản lý dẫn đến suy giảm chất lượng nước ngọt. Những năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc quản lý nước thải giúp giải quyết một số vấn đề trong việc cấp nước, kiểm soát ô nhiễm, tái chế nước và bảo vệ môi trường. Trong nhà máy xử lý nước thải thông thường, quy trình xử lý nước thải gồm 3 giai đoạn chính: xử lý sơ cấp loại bỏ các chất rắn lơ lửng, xử lý thứ cấp để loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại và các chất hữu cơ, sử dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến loại bỏ các chất chứa hữu cơ còn tồn tại và kim loại nặng.
-
IAEA và FAO trao giải thưởng cho hai nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Cuộc thi về nghiên cứu đột biến giống cây trồng
Hai nhà khoa học Việt Nam đã được nhận giải thưởng của FAO và IAEA là TS. Võ Thị Minh Tuyển với giải thưởng “Phụ nữ tham gia nghiên cứu, tạo giống cây trồng đột biến” và ThS. Nguyễn Văn Mạnh với giải thưởng “Nhà khoa học trẻ”.
-
Công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 2465/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.
-
Hội thảo trực tuyến Khởi động Dự án CONTACT Southeast Asia (CONTACT SEA)
Vừa qua, PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tham dự Hội thảo trực tuyến Khởi động Dự án CONTACT Southeast Asia (CONTACT SEA) "Tăng cường năng lực nhằm ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp vật liệu phóng xạ và hạt nhân trong khu vực Đông Nam Á".
-
NUTEC Plastics: Sử dụng công nghệ hạt nhân giải quyết ô nhiễm nhựa
Ô nhiễm nhựa là một thách thức môi trường lớn, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững và cuối cùng là cuộc sống của con người. Khi không còn hữu ích, nhựa thường được đốt hoặc chôn lấp. Phần lớn rác thải nhựa sẽ trôi vào đại dương, gây hại cho sinh vật biển và có khả năng gây ô nhiễm cho hải sản. Kỹ thuật hạt nhân có thể giúp theo dõi và giảm thiểu rác thải nhựa.
-
Tác động kinh tế - xã hội từ dự án về chọn tạo giống cây trồng trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác vùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RCA)
Hiệp định hợp tác vùng (RCA) đối với nghiên cứu, phát triển và đào tạo về khoa học và công nghệ hạt nhân cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khởi xướng thực hiện từ năm 1972 thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật (TC). Kể từ đó đến nay, RCA đã hỗ trợ các quốc gia thành viên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện nghiên cứu tạo giống cây trồng đột biến nhằm nâng cao sản lượng lương thực, thúc đẩy bảo vệ môi trưởng, tăng cường năng lực cho các quốc gia và còn có một số tác động kinh tế khác.
-
Khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế
Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, tổ chức khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế.
-
Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ tại Hà Nội
Ngày 07/01/2021 tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBX&HN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện tiến hành công việc bức xạ và điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT). Cục trưởng Nguyễn Tuấn Khải chủ trì Hội nghị.
-
Chiếu xạ kiểm dịch đảm bảo năng lực xuất khẩu trái cây của Việt Nam
Nhiều người có thể ngạc nhiên và lo ngại khi thấy một quả xoài ngon được dán nhãn “đã chiếu xạ”, song chính nhãn mác này đã đảm bảo cho 20 triệu USD trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ mỗi năm. Sử dụng chiếu xạ kiểm soát phát tán côn trùng từ trái cây đã trở thành phương pháp cần thiết cho việc thương mại hóa các sản phẩm này. Với sự giúp đỡ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ nhằm tạo ưu thế cạnh tranh trong các thị trường khác.
-
Khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế
Khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức. Khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế diễn ra từ ngày 24 - 26/6/2020, tại Hội trường Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.
-
Ứng dụng bức xạ trong việc khử trùng thiết bị bảo vệ cá nhân
Bức xạ là một công cụ hiệu quả để khử trùng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) hiện đang có nhu cầu cao trong đại dịch COVID-19, ngoại trừ mặt nạ hô hấp vì nó làm suy yếu bộ lọc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết.
-
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án và chương trình hợp tác
Chiều 05/8/2018, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công
nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đã tiếp Bà Jane Gerardo
Abaya, Giám đốc Phòng Hợp tác kỹ thuật khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Cơ
quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
-
Cơ hội nâng cao năng lực và bổ sung nguồn nhân lực y học hạt nhân
Thỏa thuận hợp tác về giáo dục và
đào tạo trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân giữa Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam (VINATOM) và Viện KH&CN hạt nhân quốc gia Pháp (INSTN) ký kết ngày
29/5/2019 không chỉ mở ra những mối quan hệ hợp tác quốc tế về năng lượng hạt
nhân mà còn đem lại cơ hội nâng cao năng lực và bổ sung nguồn nhân lực y học hạt
nhân.
-
Khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế
Thực hiện kế hoạch hoạt
động khoa học và công nghệ năm 2019 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc
Trăng, đồng thời giúp người làm công tác bức xạ trang bị, cập nhật kiến thức
cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn bức xạ có đủ điều
kiện cần thiết trong hoạt động. Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc
Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên
tử Việt Nam tổ chức khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế từ ngày 24
- 26/4/2019, tại Hội trường Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.
-
Việt Nam sử dụng các kỹ thuật dẫn xuất hạt nhân để kiểm soát sự lây lan của Dịch tả lợn châu Phi
Các nhà nghiên cứu tại
Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia (NCVD) đã sử dụng các kỹ thuật dẫn xuất hạt
nhân để kiểm soát sự lây lan của đợt Dịch tả lợn châu Phi (ASF) gần đây tại Việt
Nam và các bệnh động vật khác tấn công Đông Nam Á. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng
kiến thức được đào tạo và thiết bị thông qua hỗ trợ của IAEA, phối hợp với Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), để chẩn đoán nhanh các bệnh
như ASF bằng kỹ thuật dẫn xuất hạt nhân và các kỹ thuật khác, giúp kiểm soát được
sự lây lan và bảo vệ ngành chăn nuôi và an ninh lương thực của quốc gia.
-
Quản lý côn trùng gây hại tích hợp để tăng năng suất thanh long tại Việt Nam
Có một lý do tại sao thanh long được coi là một loại trái cây làm giàu
và nổi tiếng ở Việt Nam: thanh long được xuất khẩu sang 40 quốc gia và lợi nhuận
từ thanh long cao hơn nhiều lần so với sản xuất lúa gạo.
-
Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 3 năm 2018
Từ ngày 25/7 - 27/7/2018, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 3 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
-
Khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế và công nghiệp
Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ năm 2018 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, đồng thời giúp người làm công tác bức xạ trang bị, cập nhật kiến thức cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn bức xạ có đủ điều kiện cần thiết trong hoạt động. Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức khóa đào tạo an toàn bức xạ trong lĩnh vực y tế và công nghiệp từ ngày 18 - 20/4/2018, tại Hội trường Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.
-
Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia
Ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 884/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia (viết tắt là Kế hoạch).
-
Hội thảo góp ý Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sáng ngày 05/5/2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật An toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân tổ chức Hội thảo góp ý Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (viết tắt là dự thảo Kế hoạch). Hội thảo là một bước quan trọng nhằm hoàn thiện các nội dung củaKế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trước khi trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt theo quy định. Tham dự hội thảo có 49 đại biểu là đại diện lãnh đạo và cán bộ các Sở, Ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
-
Lớp đào tạo phổ biến kiến thức về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố bức xạ
Trong khuôn khổ các hoạt động xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ngày 04/5/2017 Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật An toàn bức xạhạt nhân và Ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân tổ chức Lớp đào tạo phổ biến kiến thức về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố bức xạ cho 51 đại biểu thuộc các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan đến công tác an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh.