-
Ngày 18/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị - Tiệc cưới Toàn Thịnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tập huấn “Nhận diện tài sản trí tuệ trong hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp”. Hội nghị có 60 đại biểu đến từ các Sở, ban ngành liên quan; các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
-
Việt Nam tăng 2 bậc xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024
Ngày 26/9/2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023.
-
Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022). Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ, khi chủ thể quyền thực hiện việc đăng ký.
-
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo - Hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2024 là: “Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”.
-
Phối hợp thực hiện việc quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”
Để việc quản lý các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai” đạt hiệu quả, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện việc quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai” theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
-
Ngày Sở hữu trí tuệ năm 2024
Nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26 tháng 4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”.
-
Những điều cần biết về bảo hộ giống cây trồng
Giống cây trồng là một đối tượng sở hữu công nghiệp được đặc biệt quan tâm trong pháp luật sở hữu trí tuệ thế giới nói chung và ở các quốc gia nói riêng. Dưới đây là những điều cần biết về bảo hộ giống cây trồng.
-
Ra mắt chuyên trang Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 20/01/2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2022, trong đó giao “Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các cơ quan liên quan xây dựng bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương và tổ chức đánh giá thử nghiệm tại một số địa phương nhằm đo lường năng lực đổi mới sáng tạo và kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương đồng bộ với chỉ số toàn cầu (GII) của Việt Nam.
-
Việt Nam hợp tác với Canada về quản lý sở hữu trí tuệ theo CPTPP
Việc hợp tác với đối tác Canada là cơ hội để Việt Nam nâng cao năng lực bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ hiệu quả các địa phương, doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn vấn đề về sở hữu trí tuệ.
-
Vì sao chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam dễ bị mất ở Trung Quốc?
Theo quy chế thẩm định nhãn hiệu năm 2021 của Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA), các dấu hiệu Thâm Quyến Jiuda, Tân Cương Đỏ, Đại Liên theo thứ tự từ trái qua phải dưới đây đều là tên địa danh cấp huyện trở lên không được phép đăng ký làm nhãn hiệu.
-
Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2023 - GII) năm 2023. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022; đồng thời được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
-
Tập huấn “Xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ cho đặc sản, sản phẩm OCOP địa phương”
Một trong những hướng ưu tiên để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đặc trưng (sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; bánh kẹo,…) của Việt Nam nói chung, của địa phương nói riêng là xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các loại sản phẩm này.
-
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Ngày 23/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
-
Thương hiệu Quốc Gia là gì?
Thương hiệu quốc gia (National Brand) được hiểu là thương hiệu gán chung cho các sản phẩm, hàng hoá của một quốc gia nào đó (nó thường gắn với những tiêu chí nhất định, tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng giai đoạn).
-
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập
Ngày 25/7/2023, tại Trung tâm Hội nghị - Tiệc cưới Toàn Thịnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tập huấn “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập”. Đến dự Hội nghị có 50 đại biểu đến từ các Sở, ngành có liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Quy chế quản lý, sử dụng biểu trưng của Bộ Khoa học và Công nghệ
Ngày 30/6/2023 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 1389/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng biểu trưng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Mời tham gia Cuộc thi TikTok dành cho giới trẻ các nước ASEAN do WIPO tổ chức
Cuộc thi TikTok dành cho giới trẻ các nước ASEAN với Chủ đề là: “IP and Tourism: MY LAND IS MY ULTIMATE FLEX” tạm dịch là “Sở hữu trí tuệ và Du lịch: Đất nước của tôi thật tuyệt vời”.
-
Biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
Ngày 26/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó đề cập đến các dạng hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
-
Phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày 29/3/2023, tại Trung tâm Hội nghị - Tiệc cưới Toàn Thịnh Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tập huấn, phố biến Luật Sở hữu trí tuệ.
-
Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2022 có nhiều khởi sắc
Năm 2022 một khối lượng công việc rất lớn trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở Trung ương đã được thực hiện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ được giao.
-
Hội nghị về sở hữu trí tuệ năm 2023
Hội nghị Sở hữu trí tuệ tuệ năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 09/3/2023 tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
WIPO ra mắt Ấn phẩm cao cấp mang tên Sách công nghệ xanh với Phiên bản đầu tiên tập trung vào thích ứng với biến đổi khí hậu
WIPO đã ra mắt ấn bản đầu tiên của “Sách Công nghệ Xanh” tập trung vào thích ứng với biến đổi khí hậu - đặt các biện pháp này ngang hàng với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
-
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26 tháng 4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”.
-
Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Quảng Nam
Để quản lý chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ đạt hiệu quả, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh/thành phố về việc phối hợp thực hiện quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Quảng Nam trên thị trường. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phổ biến một số thông tin cơ bản về chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
-
Chính thức có Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam
Hình ảnh chim hạc với dòng chữ "VIET NAM GI" trên nền màu vàng, viền đỏ thẫm là biểu trưng của chỉ dẫn địa lý quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chiều 28/10/2022. Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam sẽ trở thành một dấu hiệu quan trọng để các cơ quan và tổ chức hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
-
Tài sản trí tuệ trong giai đoạn đổi mới sáng tạo
Nhằm triển khai Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tập huấn về sở hữu trí tuệ Chủ đề: Nhận diện các tài sản trí tuệ trong giai đoạn đổi mới sáng tạo.
-
Hội nghị “Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”
Nhằm tuyên truyền, phổ biến, tạo diễn đàn pháp lý để trao đổi, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của các quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sáng ngày 19/8/2022 tại Hội trường của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị “Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”. Dự Hội nghị, có PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ThS. Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, cùng khoảng hơn 50 đại biểu là công chức, viên chức của Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; Cục Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; các Hội Luật gia, Văn phòng Luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Một số điểm mới về quyền sở hữu công nghiệp trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2021
Qua nghiên cứu, rà soát, đối chiếu, xin ý kiến các bộ, ngành cho thấy, quy định tại khoản 1 Điều 155 và khoản 8 Điều 157 BLTTHS chưa tương thích với điểm g khoản 6 Điều 18.77 Hiệp định CPTPP đối với nội dung liên quan đến việc cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà không cần yêu cầu của người bị hại; từ đó, đặt ra yêu cầu phải bỏ quy định dẫn chiếu đến hành vi này tại khoản 1 Điều 155 và khoản 8 Điều 157 BLTTHS.
-
Thông báo mời tham dự chuỗi Hội thảo trực tuyến dành cho các nhà đổi mới sáng tạo và doanh nhân khởi nghiệp nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Mời tham dự Hội thảo trực tuyến dành cho các nhà đổi mới sáng tạo và doanh nhân khởi nghiệp nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Tỉnh Sóc Trăng công bố chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” dùng cho sản phẩm Artemia của tỉnh Sóc Trăng.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18 tháng 5, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng công bố chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” dùng cho sản phẩm Artemia của tỉnh Sóc Trăng.
-
Sở hữu trí tuệ trở thành công cụ hữu hiệu để xây dựng nền kinh tế xanh
Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo nên một trong những công cụ hữu hiệu để xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp doanh nghiệp thể hiện thông điệp về môi trường tới người tiêu dùng, từ đó tạo dựng được danh tiếng trên thị trường đồng thời khuyến khích sự hình thành các ý tưởng, giải pháp, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ xanh/các-bon thấp, năng lượng tái tạo,… vì môi trường, hướng tới xây dựng một tương lai xanh cho đất nước.
-
Hình thành hành lang pháp lý thúc đẩy triển khai trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Cần hình thành những hành lang pháp lý để thúc đẩy triển khai trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, đặc biệt quan tâm vấn đề về đạo đức, quy định để sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
-
Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ - Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn
Đây là chủ đề Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố cho Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2022. Thông điệp của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay nhấn mạnh vào sức sáng tạo của giới trẻ có thể thúc đẩy những thay đổi, kiến tạo một tương lai bền vững.
-
Thông báo cuộc thi làm video hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới
Hướng đến kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2022 với chủ đề “IP and Youth: Innovating for a Better Future”, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phát động cuộc thi làm video dành cho lứa tuổi 18-35 tuổi. Đây là cơ hội dành cho những người trẻ được chia sẻ những ý tưởng sáng tạo của mình - cùng với sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - có thể khiến tương lai trở lên tốt đẹp hơn.
-
Chuyển đổi số: Quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy giá trị gia tăng và lợi nhuận doanh nghiệp
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta với quá trình chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo đang diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp cần nhận thức rõ và tận dụng thế mạnh này trong hoạt động kinh doanh.
-
Bồi dưỡng “Kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ của địa phương”
Nhằm nâng cao năng lực cho công chức làm công tác quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN), sở hữu trí tuệ (SHTT) của các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ; từ ngày 24 - 26/11/2021, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức lớp bồi dưỡng “Kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý KH&CN, SHTT của địa phương” (Lớp bồi dưỡng), chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm địa phương” bằng hình thức trực tuyến. Dự lớp bồi dưỡng có hơn 100 học viên từ các điểm cầu ở Sở KH&CN của 29 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
-
Hướng dẫn một số nội dung về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Đối với các sáng kiến đề nghị công nhận sáng kiến tỉnh, các giải pháp phải được Hội đồng Sáng kiến cơ sở đánh giá về mức độ ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh trước khi trình lên Hội đồng Sáng kiến tỉnh. Hội đồng Sáng kiến cơ sở có nhiệm vụ hoàn chỉnh hồ sơ của các cá nhân đủ điều kiện đề nghị công nhận sáng kiến tỉnh gửi về Thường trực Hội đồng Sáng kiến tỉnh để xét duyệt và công nhận.
-
Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh: Lần đầu áp dụng tại Việt Nam
Thoạt nghe tưởng chừng như kỳ lạ nhưng chính việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam “đánh bóng” thương hiệu sản phẩm theo một cách hoàn toàn khác so với trước đây và góp phần hạn chế rủi ro bị đánh cắp thương hiệu trên thị trường.
-
Kiến nghị xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice
Ngày 19/10/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có tờ trình số 6726/TTr-BNN-CBTTNS báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice theo trình tự thủ tục rút gọn để có cơ sở pháp lý cao nhất cho việc phát triển thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.
-
Vai trò của Sở hữu trí tuệ trong chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ
Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa sống còn với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong đó Sở hữu trí tuệ (SHTT) giữ vai trò quan trọng. Để SHTT góp phần nâng cao giá trị và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thì cần phải quản lý và sử dụng có chiến lược.
-
Tỉnh Sóc Trăng thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh; vừa qua, ngày 13/7/2021, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND về thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Kế hoạch).
-
Việt Nam gia nhập Hiệp ước Budapest về nộp lưu chủng vi sinh
Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế (Hiệp ước Budapest) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/6/2021, có ý nghĩa quan trọng đối với việc khuyến khích đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học tại Việt Nam.
-
Tại sao doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu ở các thị trường xuất khẩu?
Tọa đàm "Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam" do Báo điện tử VnExpress và Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến thực trạng, tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
-
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030: Bảo đảm công khai, minh bạch
Ngày 11/6/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới đây đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
-
Một số quy định về tính mới của sáng chế
Tính mới là yếu tố tiên quyết để xác định một sáng chế được cấp bằng bảo hộ. Vậy, tính mới của sáng chế trong luật Sở hữu trí tuệ 2021 được quy định như thế nào?
-
12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả mới nhất
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Vậy, những loại hình tác phẩm nào được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành?.
-
Thông báo tạm dừng hoạt động tư vấn và tiếp nhận đơn đăng ký SHCN trực tiếp tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Thông báo số 4869/TB-SHTT ngày 31/05/2021 về tạm dừng hoạt động tư vấn và tiếp nhận đơn đăng ký SHCN trực tiếp tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng tiếp nhận và trả kết quả đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trực tiếp tại trụ sở
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc xuất hiện các chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực dân cư, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp. Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Thông báo số 4670/SHTT-VP ngày 25/05/2021 về hoạt động tư vấn và tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN) tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
-
Bộ phim hoạt hình "VƯỜN NHIỆT ĐỚI": Tuyên truyền về Sở hữu trí tuệ cho thiếu nhi
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng giới thiệu Bộ phim hoạt hình "VƯỜN NHIỆT ĐỚI". Đó là câu chuyện về những nhà sáng tạo thiếu nhi, là các nhân vật được nhân cách hóa từ các loại hoa quả nhiệt đới, với kịch bản hấp dẫn, dễ hiểu giúp mang lại nhận thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho lứa tuổi măng non.
-
Thương mại hóa tài sản trí tuệ: Những điều cơ bản cần biết trước khi thực hiện
Để có được các bước đi phù hợp trong việc thương mại hóa tài sản trí tuệ (TSTT), chủ sở hữu quyền cần nắm vững một số khái niệm rất quan trọng trong quá trình này như: phân tích thị trường, kiểm toán TSTT, định giá TSTT… trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm nêu trên. Thông tin trong bài được dịch và biên soạn dựa trên ấn phẩm “HANDBOOK ON IP COMMERCIALISATION Strategies for Managing IPRs and Maximising Value - Sổ tay về thương mại hóa Sở hữu trí tuệ, chiến lược quản trị tài sản trí tuệ và tối đa hóa giá trị”.
-
Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử: Tên miền, trang Web và sử dụng nhãn hiệu trên môi trường mạng
Trong thế giới ngày nay, việc có mặt trong thế giới trực tuyến cũng là quan trọng không kém việc có mặt trên thị trường thực. Có một trang web chuyên dụng hiện đã trở thành cần thiết trong chiến lược kinh doanh. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, trang web của bạn trở thành điểm liên hệ đầu tiên của những người quan tâm (khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà đầu tư, người được chuyển giao quyền, v.v.). Ngoài việc cung cấp thông tin, nhiều doanh nghiệp cũng đang sử dụng trang web của mình để thực hiện việc kinh doanh thương mại trực tuyến.
-
Dự án Phát triển DNNVV hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu năm 2021
Trong kế hoạch phối hợp năm 2021, Ban Quản lý Dự án Phát triển DNNVV và Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Sóc Trăng sẽ triển khai hoạt động hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu năm 2021. Thời gian nhận hồ sơ tính từ ngày ra thông báo đến hết ngày 15/9/2021.
-
Hưởng ứng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, năm 2021
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 và giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
-
Tập huấn sở hữu trí tuệ, chủ đề “Tài sản trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy”
Triển khai hoạt động đào tạo về sở hữu trí tuệ (SHTT) 2021, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn sở hữu trí tuệ, chủ đề “Tài sản trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy”. Dự tập huấn có ông Tăng Văn Dĩa - Phó Giám đốc Sở KH&CN cùng hơn 61 học viên là giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng; đại diện các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN trên địa bản tỉnh Sóc Trăng.
-
Sở hữu trí tuệ nâng cao giá trị thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa
Là chủ đề Hội nghị tập huấn về Sở hữu trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng. Hội nghị được tổ chức nhằm kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 và Ngày KH&CN Việt Nam 18-5.
-
Sở Khoa học và Công nghệ triển khai hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 2021
Năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong nước, với các đối tượng là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế.
-
Phát triển chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm Artemia: Hành trình nỗ lực 30 năm theo đuổi loài Artemia
Chỉ sau 30 năm, từ một sinh vật ngoại nhập từ Hoa Kỳ, Artemia - yếu tố “không thể thay thế” trong ngành công nghiệp thủy sản đã trở thành giống bản địa ở Việt Nam, tiếp đến được công nhận chỉ dẫn địa lý "Vĩnh Châu" cho sản phẩm Artemia (Sóc Trăng). Đây là kết quả của một hành trình nỗ lực và phối hợp giữa các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học (ĐH) Cần Thơ, người dân và nhà quản lý.
-
Biểu tượng con trâu trong tài sản trí tuệ Việt Nam
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hình ảnh linh vật trâu được trang trí rực rỡ, nhiều sắc thái làm cho sắc xuân thêm rộn ràng.
-
Hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh” trong khuôn khổ phi dự án “Hỗ trợ thực thi CPTPP trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ” do Ca-na-đa tài trợ
Nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam, trong khuôn khổ phi dự án Hỗ trợ thực thi CPTPP trong lĩnh vực SHTT, phía Ca-na-đa phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện chuỗi các hoạt động nghiên cứu và tổ chức hội thảo chuyên môn. Hội thảo về “Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh” tổ chức ngày 22/01/2021 là hội thảo đầu tiên được thực hiện trong chuỗi hoạt động này.
-
Hướng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa - Thông điệp IP Day 2021
Ngày 26/4 hàng năm, là ngày kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới để tìm hiểu về vai trò của sở hữu trí tuệ trong khuyến khích hoạt động đổi mới và sáng tạo. Và năm 2021, Thông điệp cho Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4 của WIPO là “Doanh nghiệp nhỏ và vừa với Sở hữu trí tuệ: Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường”.
-
Tham vấn sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập
Sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ góp phần đưa Sở hữu trí tuệ thành công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là động lực của kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là phát biểu của ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại Hội thảo “Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ” tại Hà Nội vào ngày 12/01/2021.
-
Đăng ký bản quyền logo hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Để có được quyền bảo hộ tốt nhất, tổ chức và cá nhân có thể tiến hành đăng ký bản quyền logo hoặc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, tùy mục đích sử dụng và loại sản phẩm mà chủ sở hữu có sự lựa chọn cách đăng ký phù hợp cho sản phẩm của mình.
-
Thỏa ước La Hay và lợi ích khi đăng ký bảo hộ quốc tế về kiểu dáng công nghiệp
Trong bối cảnh quốc tế hóa cùng với các hoạt động thương mại diễn ra ngày nhiều, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN) tại nhiều quốc gia đang trở thành xu thế tất yếu của các doanh nghiệp. Kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp ở nước ngoài sẽ trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhờ Thỏa ước La Hay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
-
Giải pháp triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030
Nhằm triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Bộ KH&CN đề ra các nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể như hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy hoạt động tạo ra, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020, (viết tắt là Chương trình).
-
Bán hàng online và vấn đề vi phạm bản quyền hình ảnh
Kinh doanh online đang phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên cùng với đó là sự phát triển của vấn nạn vi phạm bản quyền hình ảnh. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp mất đi uy tín mà còn khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu.
-
Điều kiện để sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại giá trị thương mại cao cho sản phẩm nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
-
IPPLATFORM: Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
Nền tảng IPPlatform không những chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp như mục tiêu kỳ vọng ban đầu mà còn được các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác rất hiệu quả.
-
Tập huấn Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề khúc mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiện tại, pháp luật Việt Nam quy định việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự, hình sự và hành chính. Trên thực tế, hầu như chỉ có biện pháp hành chính là được áp dụng chủ yếu. Để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định, bên cạnh việc nội luật hóa các cam kết, triển khai các giải pháp chính sách, việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là yêu cầu hết sức quan trọng.
-
Sở hữu trí tuệ với startup Việt khi CPTPP, EVFTA có hiệu lực
Tại Việt Nam, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) lại chưa quan tâm đến hoạt động bảo hộ cũng như đăng ký sở hữu trí tuệ.
-
Tỉnh Sóc Trăng - Một số kết quả hỗ trợ xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ gắn với sản phẩm đặc thù của địa phương
Một trong những giải pháp nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực của tỉnh là vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, tỉnh Sóc Trăng tập trung các nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động trên đến các chủ thể có liên quan nhất là các hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc các đối tượng nêu trên.
-
So sánh cam kết sở hữu trí tuệ trong EVFTA và CPTPP
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bên cạnh những nội dung khác như thương mại, đầu tư, tài chính, viễn thông, môi trường…, sở hữu trí tuệ (SHTT) là vấn đề quan trọng của cả hai Hiệp định.
-
Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đào tạo về “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiêp”
Thực hiện nội dung phối hợp với Dự án Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng năm 2020; từ ngày 04 - 07/8/2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN - Cục Công tác Phía Nam, Bộ KH&CN tiếp tục tổ chức đào tạo về “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiêp”. Dự lớp đào tạo có ông Dương Vĩnh Hảo - Phó Giám đốc Sở KH&CN, cùng hơn 40 học viên đến từ Chi cục Phát triển Nông thôn, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Sóc Trăng; Phòng Kinh tế thành phố Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm; Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bản tỉnh Sóc Trăng.
-
Bảo hộ dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý - thúc đẩy tiềm năng của các địa phương
Sử dụng hiệu quả các công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm mang dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý sẽ giúp bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống, tăng cường khả năng cạnh tranh, giúp thúc đẩy tiềm năng của các địa phương.
-
Đào tạo “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiêp”
Thực hiện nội dung phối hợp với Dự án Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng năm 2020; từ ngày 15 - 16/7/2020, tại Hội trường Sở khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng, Sở KH&CN phối hợp với Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN - Cục Công tác Phía Nam, Bộ KH&CN tổ chức lớp đào tạo “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiêp”. Dự lớp đào tạo có ông Dương Vĩnh Hảo - Phó Giám đốc Sở KH&CN, bà Mã Thị Thanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, cùng 26 học viên đến từ Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bản tỉnh Sóc Trăng.
-
Start up Việt Nam cần nâng cao hiểu biết về tài sản trí tuệ
Tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam cho biết phần lớn các start up ở Việt Nam chưa có nhiều kiến thức về tài sản trí tuệ.
-
Sở hữu trí tuệ - giải quyết nguy cơ hàng giả, hàng nhái của hàng hóa Việt
Sở hữu trí tuệ với vai trò đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh, bảo vệ kết quả sáng tạo, kỹ thuật, bảo vệ người tiêu dùng và xã hội thông qua việc kiểm soát hàng hóa, sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngăn chặn hàng giả.
-
Cam kết về Sở hữu Trí tuệ của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu - EVFTA
Với tỉ lệ biểu quyết 94,62 Đại biểu tán thành, sáng ngày 08/6/2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Sau khi Quốc hội phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo, dự kiến 30 ngày kể từ ngày thông báo, các hiệp định này sẽ có hiệu lực.
-
Cục Sở hữu trí tuệ hướng dẫn nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trực tuyến và qua bưu điện
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo
từ ngày 03/4/2020, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng hoạt động giao dịch với người nộp
đơn tại trụ sở Cục (số 386 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), chỉ thực hiện
tiếp nhận đơn trực tuyến và gửi qua bưu điện gửi đến các Văn phòng đại diện của
Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
-
Thông báo áp dụng quy định của pháp luật về thời hạn đối với người nộp đơn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 và giao dịch giữa Cục Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn
Để giảm thiểu các bất lợi
gây ra bởi dịch bệnh Covid-19 đối với người nộp đơn/ chủ sở hữu công nghiệp
trong các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện bởi Cục
Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Thông báo áp dụng quy định của pháp luật
về thời hạn đối với người nộp đơn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.
-
Áo dài và quyền sở hữu trí tuệ
Áo dài đã trở thành một biểu
tượng của nữ tính Việt, một phần tâm hồn Việt Nam. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ cho kiểu dáng thiết kế, phương pháp chế tạo nguyên vật liệu, nhãn hiệu,
cũng như việc bảo vệ, gìn giữ tri thức truyền thống và văn hóa dân gian… sẽ
giúp tạo dựng bệ đỡ pháp lý để bảo vệ tài sản văn hóa này.
-
Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể
Ngoài những lợi thế về chất lượng, yếu tố sản xuất, tiêu dùng mang tính văn hóa, truyền thống… thì hướng phát triển gắn với thương hiệu cộng đồng là một hướng đi phù hợp, trở thành công cụ hiệu quả trong phát triển bền vững sản xuất và thị trường, đưa nông sản Việt Nam tiến xa hơn ra thế giới.
-
Thống nhất áp dụng bảng tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ
khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng
phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch
từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.
-
Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2020: “Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh”
Ngày 26/4 hằng
năm, chúng ta đều kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới để tìm hiểu về vai trò của
quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong việc khuyến khích đổi mới và sáng tạo. Ngày Sở
hữu trí tuệ thế giới 2020 đặt đổi mới sáng tạo - và các quyền SHTT hỗ trợ đổi mới
sáng tạo - là trung tâm của những nỗ lực tạo ra một tương lai xanh. Tại sao? Bởi
vì những lựa chọn chúng ta đưa ra hôm nay sẽ định hình tương lai của chúng ta
mai sau. Trái đất là nhà của chúng ta. Chúng ta cần quan tâm đến Trái đất.
-
Hoạt động hỗ trợ nông dân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Trong những năm qua, bằng sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực, sự phối hợp,
hỗ trợ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự nỗ lực vươn lên, người
nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà. Người nông dân không ngừng đổi mới, sáng tạo, nghiên
cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường
trong nước cũng như quốc tế.
-
Thương hiệu cho các đặc sản địa phương
Một trong những hướng ưu tiên để nâng cao sức cạnh
tranh cho nông, lâm, thuỷ sản, các sản phẩm làng nghề của Việt Nam là xây dựng,
đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các loại sản phẩm này.
-
Công bố chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” dùng cho sản phẩm hành tím của tỉnh Sóc Trăng
Ngày
10/11/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã công bố chỉ dẫn địa lý “Vĩnh
Châu” dùng cho sản phẩm hành tím của tỉnh Sóc Trăng. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ
75 của cả nước và là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng, được Cục trưởng
Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Quyết định số
2665/QĐ-SHTT ngày 28/5/2019.
-
Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế
Một hệ thống bảo hộ
quyền SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế
của một nước và mỗi địa phương. Trong thời gian tới, theo ý kiến một số chuyên
gia, các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác
quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.
-
Định giá tài sản trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp khởi nghiệp
Trong xu thế phát triển và hội nhập
kinh tế hiện nay, tài sản trí tuệ được coi như là một tài sản lớn, hữu ích ngày
càng được các doanh nghiệp coi trọng. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ và đặc
biệt là quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa ngày càng lớn trong hoạt động sản
xuất và kinh doanh, lưu thông hàng hóa của mỗi doanh nghiệp.
-
Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Gia nhập Thỏa ước La-hay sẽ giúp các doanh nghiệp Việt
Nam dễ dàng đăng ký và bảo hộ KDCN ở gần 70 nước cũng như các doanh nghiệp nước
ngoài dễ dàng đăng ký và bảo hộ KDCN ở Việt Nam.
-
Tìm hiểu về các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
mang lại môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc khai
thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.
-
Disney phản đối nhãn hiệu “Hakuna Matata”
Disney phản đối nhãn hiệu gây
tranh cãi của đối thủ với nhãn hiệu của mình “Hakuna Matata”, chống lại đơn
đăng ký nhãn hiệu của một công ty Trung Quốc.
-
Đào tạo Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Khóa đào tạo
do Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Cục Công tác phía
Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc
Trăng tổ chức. Khóa đào tạo diễn ra trong 02 ngày, từ ngày 06/9/2019 -
07/9/2019, tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng.
-
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN
Tại chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 vừa được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phải thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về
trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
-
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030
Đến năm 2030,
Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai
thác quyền sở hữu trí tuệ. Đây là mục tiêu đề ra tại Chiến lược Sở hữu trí tuệ
đến năm 2030 (viết tắt là Chiến lược).
-
Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III
Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III là một trong những nội
dung quan trọng nhất thuộc Chương trình Sáng kiến vì cộng đồng lần thứ III. Chương
trình Sáng kiến vì cộng đồng là chương trình thường kỳ hai năm một lần với mục
tiêu tìm ra những sáng kiến, ý tưởng, những dự án sáng tạo, nhằm góp phần giải
quyết các vấn đề cộng đồng, xã hội.
-
Bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Từng bước vực dậy các làng nghề truyền thống
Nhãn
hiệu tập thể được xem là hàng rào chắc chắn giúp chống lại nạn hàng giả, hàng
kém chất lượng, từ đó nó sẽ từng bước giúp vực dậy các làng nghề truyền thống.
-
“Bẫy nhãn hiệu” và các cách thức xử lý
Việc một doanh nghiệp đăng ký
nhãn hiệu nhưng bị từ chối do bị đăng ký trước ở một thị trường là
tình huống thường xảy ra trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu. Ý tưởng trùng lặp
về tên thương hiệu có thể là nguyên nhân nhưng phần lớn trong số đó là do chủ
doanh nghiệp gặp phải tình huống “trademark troll”.
-
Bảo hộ nhãn hiệu: Giải pháp nâng cao giá trị nông sản Việt
Nông sản Việt hiện
đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, cả trong nước và quốc tế. Một trong
những giải pháp giúp nâng cao giá trị nông sản chính là việc bảo hộ nhãn hiệu,
bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
-
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm hành tím
Ngày 28 tháng 5 năm 2019, Cục Sở hữu
trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2665/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng
ký chỉ dẫn địa lý số 00075 cho sản phẩm hành tím Vĩnh Châu. Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Sóc Trăng là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
-
Sẽ có công cụ mới giúp tra cứu về sở hữu trí tuệ
Từ tháng 7/2019, cơ sở
dữ liệu trực tuyến đầu tiên về sở hữu trí tuệ công nghiệp tại Việt Nam sẽ chính
thức được thiết lập nhằm phục vụ cộng đồng.
-
Việt Nam sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
Việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng 10 nghĩa vụ phải thi hành
ngay khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định
CPTPP). Việt Nam dự kiến sẽ thông qua dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi cho
phù hợp với Chương 20 của Hiệp định CPTPP quy định về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong
thời gian nay Việt Nam sẽ áp dụng theo Hiệp định vừa nêu.
-
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo: Ba nhân tố làm nên thành công
Các khu vực đổi mới sáng tạo mới nổi
trên khắp thế giới dù được hình thành theo nhiều cách khác nhau đều có điểm
chung, đó là chứa đựng ba yếu tố: văn hóa bao dung với sự thất bại, tinh thần
thượng tôn pháp luật của người dân, và mọi chính sách đều đặt con người làm
trung tâm.
-
“Đổi mới sáng tạo là yêu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp trong mọi thời kỳ”
Tại Diễn đàn
CEO 2019 được tổ chức gần đây tại Hà Nội với chủ đề “Doanh nghiệp đổi mới, sáng
tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động”, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã
khẳng định “câu chuyện đổi mới sáng tạo không chỉ diễn ra ở một thời điểm” và
“ngay cả khi thành công, chúng ta vẫn cần đổi mới hàng ngày”.
-
Sổ tay hướng dẫn về Nhóm chỉ số Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN)
đã ban hành Sổ tay hướng dẫn về Nhóm chỉ số Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
(ĐMST), thuộc bộ chỉ số đánh giá Mức độ sẵn sàng cho tương lai của sản xuất do
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng.
-
Thông điệp Ngày sở hữu trí tuệ thế giới - 26/4/2019
Đường tới Huy chương Vàng: Sở hữu trí tuệ và Thể thao
-
Hệ thống Lahay - Phương tiện hỗ trợ đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Việt Nam gia nhập vào Thỏa ước Lahay
không những giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại
nhiều nước trên thế giới , mà còn hỗ trợ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới.
-
8 bước để bảo vệ bí mật kinh doanh
Các cuộc tấn công mạng quốc tế nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ (IP) hiện
đang là vấn đề nóng trên các bản tin toàn cầu. Đồng thời những cuộc tấn công
này cũng khiến cho các công ty hết sức đau đầu trong việc ngăn chặn các hành động
phi pháp xảy ra. Tuy nhiên, theo như thống kê của tòa án thì 85% các vụ kiện về
bí mật thương mại đều có nguyên nhân bắt đầu từ nhân viên hoặc đối tác kinh
doanh.
-
Chỉ số sở hữu trí tuệ thế giới: sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc
Hàng
nghìn nhà sáng chế, nhà thiết kế, kinh doanh gửi đơn đăng ký bằng độc quyền
sáng chế, nhãn hiệu, và kiểu dáng công nghiệp mỗi năm để bảo vệ tài sản trí tuệ
(IP) của mình. Ngày 3 tháng 12 năm 2018, WIPO đã công bố bảng thống kê toàn cầu
năm 2017, cho thấy những con số kỷ lục trong năm. Theo đó, số đơn đăng ký của
Trung Quốc đạt con số ấn tượng trong bảng xếp hạng.
-
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích tại Việt Nam đối với các giải pháp kỹ thuật.
-
Tập huấn “Nhận diện và khái quát thẩm định giá tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp”
Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp Trung tâm Ứng dụng Dịch vụ Khoa học và Công nghệ - Cục Công tác Phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lớp tập huấn về “Nhận diện và khái quát thẩm định giá tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp”. Đây là lần đầu tiên lớp tập huấn trên được tổ chức ở tỉnh Sóc Trăng, là cơ hội để các ngành có liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể tiếp cận được những kiến thức bổ ích liên quan đến tài sản trí tuệ.
-
Tập huấn tuyên truyên chính sách, phát luật về đổi mới công nghệ, thiết bị; sở hữu công nghiệp
Ngày 13/6/2018, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng. Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng tổ chức tập huấn tuyên truyền chính sách, phát luật về đổi mới công nghệ, thiết bị; sở hữu công nghiệp.
-
Áp dụng phân loại mới trong đăng ký sở hữu công nghiệp
Kể từ ngày 01/6/2018, việc đăng ký sáng chế và nhãn hiệu sẽ áp dụng phân loại mới do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố.
-
Kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4: Tiếp sức cho những thay đổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới sáng tạo
Chiến dịch kỷ niệm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm nay tôn vinh tài năng, sự khéo léo, ham học hỏi và sự can đảm của phụ nữ - những người bằng lao động sáng tạo của mình đang thay đổi thế giới và định hình tương lai chung của chúng ta.
-
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là một trong những quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.