Lượt xem: 410
Kết nối nguồn lực từ nước ngoài để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hơn 5,3 triệu người đang sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia, trong đó có khoảng 0,5 - 0,6 triệu người là các nhà khoa học, trí thức, doanh nhân. Đây là nguồn lực quan trọng đối với việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (HSTKNĐMST) của nước ta.

Hiện nay, người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan…, trong đó các nhà khoa học, trí thức, doanh nhân đang làm việc ở các viện, trường, công ty đa quốc gia cũng như một số doanh nhân khởi nghiệp thành công, với mong muốn có được sự đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, HSTKNĐMST của nước ta nói riêng bằng tri thức, kinh nghiệm của mình.

TS. Võ Đình Trí - TS, Giảng viên Đại học Kinh tế TP. HCM và IPAG Business School Paris; Hội chuyên gia và khoa học Việt Nam tại Pháp (AVSE), cho biết “Cộng đồng người Việt Nam nghiên cứu khoa học, làm công nghệ ở Pháp rất mạnh và đông: Có người làm việc cho tổ chức nghiên cứu, có người làm cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ cao ở Pháp, có người tham gia doanh nghiệp khởi nghiệp (startup”,…”. Nếu chỉ xét về các nhà khởi nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, cho thấy phạm vi hoạt động rất phong phú. Bà Lê Diệp Kiều Trang - Người được xem là biểu tượng thành công của giới khởi nghiệp Việt Nam khi gây dựng Misfit và bán lại cho Fossil với giá 260 triệu USD, nay đã là giám đốc tài chính của Arevo - Công ty chuyên về in 3D và đang xây dựng nhà máy in 3D đầu tiên trên thế giới tại Quận 9, TP. HCM. Từ điểm cầu ở TP. HCM của Hội thảo “Tận dụng nguồn tri thức nước ngoài phát triển HSTKNĐMST” do Ủy ban người Việt ở nước ngoài tổ chức ngày 18/7/2012, bà Lê Diệp Kiều Trang cho biết “Nếu như ngành công nghiệp in 3D phổ biến trên thế giới nhưng hầu như chỉ dừng lại ở việc in sản phẩm mẫu, còn Arevo đã làm chủ công nghệ cho việc ra những sản phẩm có kích thước 1 m3. Sản phẩm đầu tiên mà Arevo giới thiệu là khung xe đạp bằng sợi carbon fiber. Nhờ sự đột phá này, năm 2020 mặt dù chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh, Arevo đã huy động thành công 27 triệu USD”. Nói về HTSKNĐMTS ở Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang nhận định “Khác với các quốc gia như: Indonesia hay Singapore, Việt Nam đang có cùng lúc 2 lợi thế cho phát triển HSTKNĐMST là lao động phổ thông và lao động có trình độ cao, trong khi Indonesia và Singapore chỉ có 1 trong 2 nguồn lực này”.

Xe đạp có bộ khung được tạo ra từ công nghệ in 3D. Ảnh: Internet

Theo ông Cao Anh Tuấn - Giám đốc công nghệ của Genetinca (startup nghiên cứu về gene cho người châu Á) “Ở châu Âu, Mỹ có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gen, trong khi đó, bản đồ gene của người châu Á vẫn đang bỏ ngỏ. Chúng tôi trở về Việt Nam để làm điều đó, bởi việc nghiên cứu gene sẽ giúp các cá nhân biết bản thân có nguy cơ bị mắc bệnh gì và phòng tránh. Năm 2017, việc ông Cao Anh Tuấn mang về Việt Nam cả công nghệ và nguồn vốn đầu tư từ thung lũng Sillicon, tưởng rằng sẽ dễ dàng trở thành startup số 1 ở Đông Nam Á, Tuy nhiên, Genenatica đã gặp phải rất nhiều vấn đề như: Phát triển đội ngũ nhân lực, vấn đề về logistic chuyển mẫu từ Việt Nam sang Mỹ, xây dựng mạng lưới kết nối….”.

Ông Cao Anh Tuấn là tiến sỹ ngành khoa học máy tính tại Đại học Cornell, Mỹ.

Doanh nhân trẻ (Sinh năm 1991) khởi nghiệp lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo online ở Mỹ - Phạm Đình Quốc Vương (Vương Phạm ) - CEO Công ty Fastboy Marketing chuyên về marketing cho 10.000 khách hàng là tiệm nail, tiệm cắt tốc, nhà hàng của người Việt ở Mỹ, Canada, Australia,… Sau 8 năm khởi nghiệp, năm 2020 Công ty Fastboy Marketing xếp hạng thứ 834 trong top 5.000 công ty phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Hiện nay, Công ty Fastboy Marketing có 05 chi nhánh tại TP. HCM và đang kết nối với các doanh nhân ở Việt Nam, doanh nhân là người Việt Nam ở Mỹ để đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Theo ông Phạm Đình Quốc Vương “Người gốc Việt kinh doanh và làm giàu trên đất Mỹ không hiếm, nhưng thời điểm ấy chưa mấy ai nghĩ đến kinh doanh kỹ thuật số. Vương quyết định gầy dựng một công ty bằng mặt hàng cơ bản nhất, đó là lập website cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng... của người gốc Việt trên đất Mỹ. Sau đó dùng kỹ thuật SEO, đưa các website lên vị trí cao trên trang tìm kiếm Google”.

Phạm Đình Quốc Vương - CEO của Công ty Fastboy Marketing. Ảnh: Internet

Hoạt động kết nối các nguồn lực từ nước ngoài cho phát triển mạng lưới HSTKNĐMST được triển khai:

Trong 10 năm qua, Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đã kết nối hơn 10.000 nhà khoa học đến từ 20 nước trên thế giới. Ông Ngô Hướng Nam - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng “Để đội ngũ trí thức kết nối trở thành mạng lưới phối hợp nhịp nhàng phát huy hết các tiềm năng, cần hội tụ ba yếu tố “Chính sách, cơ quan tổ chức đứng ra thực hiện và những chương trình cụ thể để kết nối”.

Theo ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ “Techfest hàng năm đều có sự kết nối với các mentor, trí thức người Việt ở nước ngoài, nhưng chủ yếu là theo mối quan hệ cá nhân, chưa có sự vào cuộc chính thức của các cơ quan. Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án hỗ trợ HSTKNĐMST quốc gia đến năm 2025” đã chỉ ra việc “Hình thành và hỗ trợ phát triển mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với các nội dung, hỗ trợ kinh phí mời chuyên gia, cố vấn, người Việt Nam thành công ở nước ngoài đến làm việc, tư vấn thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho các khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi ngành, vùng, địa phương, cơ sở”. Qua đó, Chương trình Global Mentoring Program for V- Startups đã được ra đời nhằm hướng tới việc cố vấn, hỗ trợ startup Việt Nam, dưới hình thức cố vấn 1-1, bởi các chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Đề án 844 - Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức các hoạt động này”.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng trao đổi với các nhà khoa học gốc Việt ở Mỹ. Ảnh: TF

Kỳ vọng, với sự trở về, hợp tác, kết nối của các nguồn lực này, góp vào việc kết nối mạng lưới KNĐMST, thúc đẩy sự phát triển HSTKNĐMST cũng như tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tài liệu tham khảo:

- https://khoahocphattrien.vn/tin-tuc/cong-ty-viet-tham-gia-rot-von-vao-startup-singapore-san-xuat-thit-va-hai-san-dua-tren-te bao/20210729110753386p1c882.htm)

- https://doanhnghiephoinhap.vn/vuong-pham-ong-trum-marketing-tren-xu-so-co-hoa.html

- https://trangtrinhamoi.com/tieu-su-doanh-nhan-vuong-pham.html.

Tác giả: Lâm Văn Tùng

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1261771
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.